Hoa hồng leo khiến cho nhiều người trồng cây cảnh yêu thích không chỉ bởi đóa hoa sai chi chít ngào ngạt hương thơm mà còn là các dáng hòn non bộ độ đáo, có một không hai. Dễ dàng bắt gặp hàng rào hồng leo, hoa hồng leo bờ rào, vòm cổng, mái hiên hay trên tường của nhiều gia đình.
Hình ảnh hoa hồng leo đẹp
Thông tin về cây hoa hồng leo
Khi nhắt đến hoa hồng thì chúng ta điều biết chúng phân làm 2 loại là: hoa hồng bụi và hoa hồng leo. Sau đây là những thông tin cơ bản về hoa hồng leo.
- Tên thường gọi: Hoa hồng leo, cây hoa hồng leo, cây hoa hồng dây leo, hoa hồng ngoại, hồng leo nhập ngoại, hoa hồng leo của pháp, hoa hồng dây leo pháp, hoa hồng thân leo, cây hồng leo pháp
- Tên khoa học: Rose sp
- Họ thực vật: họ hoa hồng (Rosaceae)
- Nguồn gốc: bắt nguồn từ châu Âu và du nhập vào Việt Nam khoảng 1 – 3 năm gần đây.
Đặc điểm hoa hồng leo
Hoa hồng leo là loại cây dạng thân leo, sống lâu năm, có hoa to, sai hoa và mùi thơm đặc biệt. Loài cây này có chiều cao trung bình từ 1 đến 10m, hoa của cây có nhiều màu sắc khác như: đỏ, cam, vàng, trắng, tím… tùy thuộc vào gốc khác nhau, cành của cây có thể bám vào tường hoặc leo giàn.
Những cánh hoa xếp xoáy hoặc hình trứng mọc theo chùm ở đầu ngọn hoặc cành. Hoa hồng leo nở vào mùa nào? Chúng có hoa to, mọc sai và hoa hồng leo ra hoa quanh năm kể cả mùa hè hay mùa đông. Quả của cây có màu xanh, hình bầu dục.
Hoa hồng leo là loại cây có hoa đệp cũng đễ trồng và ít tốn công chăm sóc, loại cây này khồng ưa nhiệt độ, độ ẩm quá cao. Mặc dù cây cũng khá dễ tính nhưng để cây luôn có thế dáng và hoa đẹp thì cần biết cách chăm sóc hoa hồng leo cũng như cách tạo dáng cho cây.
Cây hồng leo có gai không? Mọi người hay nghĩ hoa hồng nào lại không có gai, tuy nhiên hoa hồng leo có một số giống hoàn toàn không có gai, các giống hoa hồng leo không gai như: Hoa hồng leo James Galway, Hoa hồng leo Lichfield Angel, Hoa hồng leo Malvern Hill….
Các loại hoa hồng leo đẹp nhất
Hiện nay, trên thị trường có các giống hoa hồng leo đẹp khác nhau, có các giống hồng leo ngoại và các giống hoa hồng leo ta, tùy thuộc vào đặc điểm hoặc xuất xứ mà cây được chia thành các loại khác nhau: các giống hồng leo pháp, hoa hồng leo Hà Lan, hồng leo thái, hoa hồng leo anh, hoa hồng leo sapa, hoa hồng leo queen Elizabeth…
Dưới đây là các giống hồng leo dễ trồng, các giống hồng leo ngoại dễ trồng, các giống hồng leo đẹp và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay và đây cũng là những giống hồng leo nên trồng.
Công dụng của cây Hoa hồng leo
Hoa hồng leo sở hữu vẻ đẹp dịu dàng và đầy lãng mạn luôn làm đắm say bao người phải say đắm. Loài cây này thường được dùng để trang trí, tạo điểm nhấn không gian nên mọi người yêu thích trồng hoa hồng leo trước nhà, cổng nhà hoặc bám vào tường trước cửa; đem đến vẻ đẹp thân thiện, lãng mạn và hương thơm nồng nàn.
Ngoài ra hoa hồng leo hàng rào tạo không gian đẹp, trồng tạo bức tường che đi vẻ khô cứng của các vật liệu và mang đến vẻ đẹp rất sang trọng, nên thơ.
Đối với nhà phố chật hẹp có thể trồng hồng leo ban công, trồng hồng leo trên sân thượng rủ xuống; hoa hồng leo trồng ban công chung cư vừa có tác dụng che nắng nóng vừa buông rủ những bông hoa xinh xinh tuyệt đẹp. Hoặc trồng từ tầng dưới cho cây leo bám lan tràn lên trên tạo thành một ngôi nhà hoa hồng đẹp thơ mộng nhưng không kém phần rực rỡ.
Bên cạnh việc sử dụng để trang trí thì hoa hồng leo còn được trồng để lấy hoa làm nước hoa, mỹ phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.
Cách nhân giống hoa hồng leo
Cây hoa hồng leo đẹp được nhân giống bằng các phương pháp khác nhau: gieo hạt, chiết cành, giâm cành,… Và mỗi phương pháp đều có những đặc tính nổi trội riêng.
Nhân giống bằng cách ươm hạt giống
Nhân giống hồng leo bằng hát thường dùng đối với những trang trại có quy mô lớn vì không cần quá nhiều kỹ thuật mà lại đáp ứng được số lượng lớn cây con cho thị trường. Cách nhân giống như sau:
- Lựa chọn hạt giống đều nhau, mẩy, khỏe mạnh và không bị sâu bệnh hại hay các loại côn trùng bệnh tấn công.
- Hạt giống sau khi mua về thì đem ngâm với nước cho hạt dễ nảy mầm.
- Đem ươm hạt ngoài luống. Bạn lưu ý rải thêm lớp mùn hoặc rễ khô lên phía trên hạt ươm giúp giữ ẩm tốt cho cây nảy mầm và hạn chế các loại chim tấn công.
- Thường xuyên tưới nước, bổ sung dinh dưỡng cho cây. Sau khoảng 2 tuần cây sẽ nảy mầm và đợi đến khi cây đạt độ cao khoảng 20 – 30cm thì có thể đem hồng leo trồng trong chậu.
Chiết cành hoa hồng leo
- Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến, bởi khả năng thành công cao, không tốn quá nhiều thời gian và cây mang được những ưu điểm nổi trội của cây mẹ. Dưới đây là các bước chiết cành trong cách trồng hoa hồng leo mà bạn có thể tham khảo:
- Chọn cành chiết: Chọn những cây giống hoa hồng leo đẹp khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, không nên chọn cây mẹ quá nhỏ hoặc quá già sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Và chọn các cành vừa tàn hoa thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.
- Tiến hành chiết: Sau khi lựa chọn cành chiết thì sử dụng dao lam cắt một đoạn vỏ bên dưới nách lá từ 1 – 2cm, dọc theo thân để loại bỏ lớp vỏ đã bóc. Chú ý loại bỏ hết phần vỏ dính lại trên thân cây vì nếu không phần nhánh sẽ rất khó ra rễ. Cố định phần chiết và thân lại bằng rễ lục bình quấn bầu chiết và lá chuối. Sau đó sử dụng dung dịch kích thích mọc rễ để tưới lên phần rễ lục bình.
- Sau khoảng từ 2 – 4 tuần khi cành chiết phát triển thì có thể đem đi trồng trong chậu. Hồng leo trồng bao lâu thì ra hoa? Hoa hồng leo trồng bao lâu thì ra hoa? Hoa hồng leo bao lâu thì ra hoa? Nếu gặp điều tiện thuận lợi thì 1 đến 2 tháng cây sẽ ra hoa.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng leo
Kinh nghiệm trồng hoa hồng leo
Hoa hồng leo có dễ trồng không? trồng hoa hồng leo có dễ không? trồng hoa hồng leo có khó không? hoa hồng đẹp dễ trồng và ít tốn công chăm sóc, để có được một chậu hồng leo ưng ý, phát triển tốt thì bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:
Trồng hoa hồng leo vào mùa nào? Vào mùa Xuân (từ tháng 1 đến tháng 4) vì lúc này thời tiết ấm áp, ít mưa giúp cho cây phát triển nhanh. Ngoài ra, sau Tết là thời điểm các bông hoa đã tàn thích hợp để chiết cành đem lại hiệu quả cao.
Đất trồng: Chọn loại đất tơi xốp, có thành phần đất sét, có khả năng thoát nước tốt. Hoặc có thể mua đất trồng chuyên dụng dành cho hoa hồng có bán tại các cửa hàng cây cảnh hoặc cung có thể tự trộn đất với các loại phân mùn tại nhà.
Vị trí đặt cây hoa: Vì là dạng cây leo nên bạn cần đặt cây ở những nơi thoáng, có nhiều nắng (trung bình từ 6 – 8 giờ): hoa hồng leo ban công, hoa hồng leo tường hay vườn hoa hồng leo.
Kỹ thuật trồng:
- Bầu cây hoa hồng leo giống thì loại bỏ phần túi nilong bên ngoài, lưu ý không được làm vỡ đất khiến rễ cây bị ảnh hưởng.
- Cho 1/2 đất vào chậu, đặt bầu vào và phủ kín mặt bầu, không nên nén chặt đất.
- Tưới nước cho cây, trung bình 2 – 3 ngày/ tuần để cây phát triển.
Hướng dẫn chăm sóc cây hoa hồng leo
Hoa hồng leo là loại cây tuy không quá khó để chăm sóc nhưng nếu không biết cách thì cây rất dễ bị các sâu bệnh hại tấn công, ảnh hưởng đến mùa vụ ra hoa. Vì thế dưới đây là kỹ thuật chăm sóc hoa hồng leo mà bạn có thể tham khảo các yếu tố dưới đây.
- Ánh sáng: là loại cây ưa sáng, thích hợp với những không gian rộng rãi, thoáng mát, hoa hồng leo có chịu được nắng tố. Vì hoa hồng leo chịu nắng nên nhận càng nhiều nắng sẽ cho ra hoa sai và màu sắc đẹp hơn, nên vị trí trồng cây phải có ánh sáng từ 6 – 8 tiếng/ngày. Tốt nhất đặt cây ở hướng Đông để nhận được nguồn ánh sáng buổi sáng mai để cho cây phát triển tốt hơn.
- Đất trồng: nên chọn loại đất thịt, giàu mùn, có nhiều dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Hoặc có thể mua đất ở các cửa hàng bán hoặc cũng có thể trộn tại nhà theo công thức sau: 3 xơ dừa + 5 đất thịt + 2 xỉ than đập nhỏ + 3kg NPK.
- Tưới nước: hồng leo chịu hạn tốt, dễ bị úng và không ưa ẩm cao. Nên để cây phát triển tốt nên tưới nước dựa vào kích thước cây và thời tiết (trung bình 1- 2 lần/tuần). Khi nhận thấy đất ở mặt chậu se khô lại thì tưới, lưu ý không nên tưới nước quá thường xuyên sẽ khiến cho cây bị thối, úng rễ và chết.
- Dinh dưỡng: cây cần bổ sung dinh dưỡng liên túc để cho hoa nên bón phân điều độ hàng tháng. Cần lưu ý không nên sử dụng phân giàu đạm chỉ kích thích cây lấy dinh dưỡng từ lá mà không giúp rễ phát triển.
- Cắt tỉa: Hồng leo cần giàn hoặc khung để leo bám, đồng thời phải thương xuyên cắt tỉa sau mỗi đợt hoa; nên cắt khoảng 2 – 3 đốt lá để cho cây ra cành mới làm hồng leo sai hoa hơn, tỉa các mầm nhỏ, yếu hoặc theo ý muốn để làm cây bonsai.
- Phòng ngừa sâu bệnh: Hồng leo thương bị các bệnh như: đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt, rệp, sương mai,… Các bệnh này phần lớn là do cách chăm sóc chưa đúng cách nên tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát sinh gây hại cho cây. Để phòng ngừa có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vôi để loại bỏ nấm ở trong đất.
Những câu hỏi thường gặp về cây hoa hồng leo
Hoa hồng leo không có hoa vì sao? Cây hồng leo không ra hoa vì sao? hoa hồng leo không ra hoa là vì chồi của gốc tầm xuân phát triển từ gốc, thường gặp ở cây hồng leo ghép. Chồi tầm xuân lớn nhanh và chiếm phần lớn dinh dưỡng của mắt ghép hồng ngoại.
Nên trồng hồng cổ hay hồng ngoại? Mỗi loại hoa hồng điều mang một nét đẹp riêng, tùy thuộc vào nhu cầu của mọi người mà lựa chọn trong hoa hồng cổ hay hoa hồng ngoại. Nếu muốn có một gian hoa xinh thì nên trồng hoa hồng ngoại.
Hoa hồng red eden có thơm không? Hoa hồng leo Red Eden rose hoa hồng leo bông lớn, màu đậm có hương thơm
Hoa hồng leo có trồng được trong chậu không? Có, chỉ cần lựa chọn loại chậu trồng hoa hồng leo phù hợp với kích thước của cây cần trồng. Lưu ý chậu trồng hồng leo phải có lỗ thoát nước ở đáy chậu.
Nhận biết hoa hồng leo và hoa hồng thường: Hoa hồng thường có thân cành nhỏ, có gai nhỏ mọc xung quanh thân, màu xanh đậm, cành mỏng manh thì hoa hồng leo lại có thân cành to, thông thường ít gai. Thân có màu xanh thẩm xám, cành chắc khỏe và sức vươn rất tốt.
Nhận biết hoa hồng leo nhập khẩu và hoa hồng leo ta: Hoa hồng leo ta có phiến lá mỏng và màu xanh nhạt. Còn hoa hồng leo nhập khẩu sẽ có phiến lá dày, màu xanh thẫm. Đặc biệt, hoa hồng leo nhiều màu như đỏ, hồng, cam, tím hay vàng… rất phong phú hơn so với hồng leo thường.
Phân biệt hồng leo và hồng bụi: Hoa hồng leo có thể leo giàn tạo cảnh quan đẹp, cây có kích thước hoa lớn và đẹp hơn, Hoa hồng bụi thường mọc dạng bụi, thường có chịu cao tương đối thấp.
Hồng leo pháp có dễ trồng không? Hồng leo pháp cũng được trồng như những loại hoa hồng leo khác.
Hồng cổ sapa có leo không? cũng tương tự như cây hoa bông giấy hồng cổ Sapa là cây thân gỗ và có thể leo trèo được.
Nhận biết hồng leo tường vi? Hoa hồng leo tường vi được biết đến với mùi hương thơm, hoa rất nhiều cánh,bông to. Cây ra hoa thành từng chùm và nở liên tục quanh năm. Cây cao 40cm đến 60cm đang có nụ, có hoa. – Hồng leo có rất nhiều màu, nhưng đa phần đều phù hợp với xứ lạnh
Nên trồng hoa hồng gì ở ban công? Hoa hồng leo là một gợi không thể bỏ qua cho ban công nhà bạn. Hồng leo tường vy, hồng cổ SaPa,… đều là lựa chọn tuyệt vời bởi hoa rất dễ thích nghi với khí hậu nóng cũng như rất sai hoa, cho hoa quanh năm
Địa chỉ mua hoa hồng leo uy tín, chất lượng tại Hà Nội
Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một địa chỉ mua cây hoa hồng leo hay bán hoa hồng leo tại Hà Nội thì có thể đến các vườn hồng leo nổi tiếng trên thị trường. Các địa chỉ này đảm bảo mua giống hoa hồng leo uy tín, chất lượng mà giá cả hoa hồng leo lại phải chăng.
Nếu tại Hà Nội bạn có thể ghé các cửa hàng của Cây Cảnh Hà Nội, tại đây có các loại hoa hồng leo khác nhau với chất lượng cây tốt, đạt tiêu chuẩn, khách hàng có thể thỏa mái lựa chọn. Đồng thời khi đến với Cây Cảnh Hà Nội bạn sẽ được các nhân viên tư vấn nhiệt tình về cách chọn cây cũng như cách chăm sóc sao cho phù hợp nhất.
Hơn nữa, nếu mua hàng tại Cây Cảnh Hà Nội bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi cùng nhiều quà tặng hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay với Cây Cảnh Hà Nội, chúng tôi hân hạnh được phục vụ bạn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.