Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Xương Rồng, Vị Trí Đặt, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Ý nghĩa phong thủy cây xương rồng là điều mà nhiều người yêu thích loại cây này quan tâm trước khi có ý định trồng chúng, không biết cây xương rồng có ý nghĩa gì? Theo phong thủy cây xương rồng đặt ở đâu? Làm sao chăm sóc cây xương rồng luôn tươi tốt…. Tất cả các thắc mắc về phong thủy cây xương rồng cũng như cách trồng và chăm sóc cây sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng Cây Cảnh Hà Nội tìm hiểu nhé!

Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Xương Rồng, Vị Trí Đặt, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Xương Rồng, Vị Trí Đặt, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Ý nghĩa phong thủy cây xương rồng là gì? 

Cây xương rồng không chỉ là loài cây cảnh sở hữu vẻ đẹp hoang dã độc đáo mà còn mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Cùng khám phá những ý nghĩa phong thủy cây xương rồng dưới đây nhé!

Theo phong thủy cây xương rồng mang đến nhứng ý nghĩa tốt đẹp
Theo phong thủy cây xương rồng mang đến nhứng ý nghĩa tốt đẹp

Ý nghĩa phong thủy cây xương rồng trong đời sống

Xương rồng từ lâu đã được biết đến là loài cây cảnh có sức sống mãnh liệt và vô cùng bền bỉ dù sống trong môi trường khắc nghiệt, khô cằn như thế nào cây vẫn phát triển tươi tốt. Chính vì vậy mà cây là biểu tượng của sự vượt khó vươn lên, thể hiện ý chí kiên cường và mạnh mẽ, bất chấp mọi hoàn cảnh. Ngoài ra xương rồng thể hiện được sự kiên trì, cố gắng, nỗ lực, niềm tin về một tương lai tốt đẹp.

Theo phong thủy cây xương rồng thể hiện ý chí kiên cương vương lên
Theo phong thủy cây xương rồng thể hiện ý chí kiên cương vương lên

Ý nghĩa phong thủy cây xương rồng trong tình yêu

Theo quan niệm phương đông cây xương rồng là biểu tượng của một tinh yêu thầm kín, lặng lẽ, không dám thổ lỗ nhưng lại dai dẵng, bềnh bỉ theo thời gian. Đặc biệt hoa xương rồng rất hiếm khi nở nhưng một khi đã nở thì máu sắc rực rỡ chẳng kém bất kỳ một loài hoa nào và đủ sức chinh phục bất kỳ ai.

Theo phong thủy cây xương rồng thể hiện tình yêu thầm lặng
Theo phong thủy cây xương rồng thể hiện tình yêu thầm lặng

Ý nghĩa về phong thủy cây xương rồng trong ngũ hành

Trong phong thủy ngũ hành, cây xương rồng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, được xem là điềm lành và giúp mang đến nguồn năng lượng tích cực cho gia đình. Đặc biệt cây rất hợp với người mệnh Kim nên trồng cây xương rồng để hóa giải đen đủi và giúp cho mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, tài lộc tràn trề.

Theo phong thủy cây xương rồng mang nguồn năng lượng tích cực
Theo phong thủy cây xương rồng mang nguồn năng lượng tích cực

Bên cạnh đó, xương rồng cũng rất hợp với người tuổi Thìn, chúng sẽ giúp cho những người tuối này hóa giải điềm xấu, tích tụ may mắn trong mọi phía cạnh của cuộc sống. Nên trồng xương rồng ở ngoài ban công, trước sân nhà, sân sau… những nơi có thể tránh gai xương rồng làm tổn thương đến gia chủ đảm bảo an toàn.

Theo phong thủy cây xương rồng thu hút tài lộc tụ nhiều may mắn
Theo phong thủy cây xương rồng thu hút tài lộc tụ nhiều may mắn

Theo phong thủy cây xương rồng đặt ở đâu phù hợp?

Khi trồng xương rồng có rất nhiều người quan tâm nên đặt chúng ở vị trí nào để mang đến tài lộc cho gia chủ? Việc đặt cây xương rồng phù hợp không chỉ giúp trang trí đẹp mắt mà còn có ý nghĩa phong thủy mạnh mẽ. Việc đặt cây ở đúng vị trí sẽ tạo ra nguồn năng luonjg tích cực trong cuộc sống hằng ngày.

Những vị trí đặt cây xương rồng hợp phong thủy
Những vị trí đặt cây xương rồng theo phong thủy

Theo phong thủy cây xương rồng đặt các vị trí bên ngoài nhà

Theo các chuyên gia phong thủy, xương rồng rất phù hợp để trồng bên ngoài ngôi nhà. Các vị trí như trước cửa nhà, sân trước nhà, sân sau, ban công rất hợp để trồng xương rồng. Vì bề ngoài xương rồng gai góc nên tựa như người lính bảo vệ, canh gác ngôi nhà. Nó sẽ giúp gia chủ đuổi được tà khí, tránh bệnh tật, phòng trộm cắp, tiểu nhân…

Những vị trí theo phong thủy cây xương rồng mang đến nhiều đều may mắn
Những vị trí theo phong thủy cây xương rồng mang đến nhiều đều may mắn

Cây xương rồng đặt ngoài ban công

Ban công là vị trí có sự giao thoa kinh khí tốt và xấu, nếu đặt một chậu xương rồng ở vị trí này sẽ trừ tà khí mạnh, có thể chống lại những điều xui xẻo xâm nhập vào nhà đồng thời thu hút thêm tài lộc. Tuy nhiên cần đặt cây ở các vị trí ban công ít khi qua lại để không bị va chạm phải, tránh được các phiền phức không đáng.

Cây xương rồng trồng ban công
Cây xương rồng trồng ban công

Cây xương rồng đặt ở góc tường

Góc tường là nơi góc nhọn, hàng ngày đối diện với bạn chắc chắn sẽ mang lại xui xẻo, nên đặt một chậu cây xương rồng ở bên cạnh chúng có thể tiêu diệt từ trường xấu vào trong góc tường và hóa giải xui xẻo. Tuy nhiên cần lưu ý về ánh sáng, vì xương rồng là cây ưa nắng, nhận đủ ánh sáng thì cây mới phát triển tốt giúp tài lộc cũng hanh thông, gia đạo dễ dàng thu được nhiều tiền bạc và tài lộc

Cây xương rồng trang trí góc tường nhà tạo điểm nhấn
Cây xương rồng trang trí góc tường nhà tạo điểm nhấn

Đặt cây xương rồng trên bàn làm việc

Xương rồng là loài cây để bàn rất được yêu thích đối với dân văn phòng vì không chỉ đẹp mà giá phải chăng. Về khoa học xương rồng có khả năng chống lại tia bức xạ từ thiết bị điện tử và còn có tác dụng thanh lọc không khí, tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên về mặt phong thủy thì không nên sử dụng xương rồng để trang trí bàn làm việc bới các gai nhọn của xương rồng sẽ đâm vào người sẽ sinh ra khí xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và sự nghiệp, nhưng nếu hợp mệnh thì vẫn sử dụng trang trí được.

Theo phong thủy cây xương rồng để bàn làm việc mang den may mắn cho người hơp mệnh
Theo phong thủy cây xương rồng để bàn làm việc mang den may mắn cho người hơp mệnh

Đặt cây xương rồng trong phòng tắm

Cây xương rồng là loài cây cảnh đặt trang trí phòng tắm cũng được rất nhiều người lựa chọn, vì nơi đây ẩm thấp, dễ sinh vi khuẩn và tà khí, nó sẽ giúp tiêu diệt các năng lượng xấu đó. Tuy nhiên, để tranh bị thương do gai của xương rồng thì nên đặt cây tại các vị trí cao, không bị vướng trong quá trình sử dụng không gian.

Những vị trí đặt phù hơp phong thủy cây xương rồng
Những vị trí đặt phù hơp phong thủy cây xương rồng

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây xương rồng 

Xương rồng là loài cây cảnh tương đối dễ trồng và ít tốn côn chăm sóc vì cây có tính thích nghi cao. Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng cũng khá đơn giản và không đòi hỏi kỹ thuật quá cao siêu. Dưới đây là những điều cần quan tâm khi trồng và chăm sóc cây xương rồng:

  • Chọn giống cây xương rồng phù hợp: Để bắt đầu trồng xương rồng, nên tham khác danh sách các loại xương rồng cảnh dễ trồng như xương rồng bát tiên, xương rồng tròn, xương rồng 3 cạnh, xương rồng Gymno, xương rồng tai thỏ, xương rồng Aster… Bên cạnh đổ cần chọn đất trồng, cách pha trộn đất và các kỹ thuật để nhân giống cây xương rồng để tạo ra những cây xương rồng đẹp và khỏe mạnh.
Lựa chọn giống cây xương rồng phù hợp
Lựa chọn giống cây xương rồng phù hợp
  • Đất trồng: đất trồng cây là rất quan trọng vì đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển của cây, nên lựa chọn đất có độ dinh dưỡng cao, tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Có thể tự làm đất trồng xương rồng từ các nguyên liệu như tro, mùn cưa, xỉ than, trấu hữu cơ đã qua xử lý… Hoặc mua giá thể chuyên dụng để trồng cây xương rồng.
Đất trồng xương rồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng
Đất trồng xương rồng phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng
  • Lựa chọn chậu: Chọn chậu hoặc bình để trồng cây xương rồng trong nhà tùy thuộc vào kích thước dự kiến ​​của cây. Nên chọn những loại chậu nông, sâu khoảng 10 cm, vì sẽ xương rồng không ăn sâu. Chọn chậu có đường kính rộng hơn thân cây, để cây có chỗ phát triển về sau.
Lựa chọn chậu trồng xương rồng phù hợp
Lựa chọn chậu trồng xương rồng phù hợp

Cách trồng cây xương rồng bằng hạt

Nếu xác định muốn trồng cây xương rồng từ hạt thì nên trồng trong lọ thủy tinh hoặc mua các chậu trồng xương rồng mini tại các cửa hàng và shop bán cây. Cách trồng hạt xương rồng trong chậu rất dễ dàng và đơn giản. Chỉ cần giữ đất ẩm, tơi xốp, rải đều hạt giống xương rồng lên và sau đó lấp một lớp đất mỏng phủ lên trên. Sau đó, đặt chậu trồng xương rồng mini vào một nơi có nhiều ánh sáng ấm áp để cây xương rồng phát triển.

Hướng dẫn cách trồng cây xương rồng từ hạt
Hướng dẫn cách trồng cây xương rồng từ hạt

Cách trồng xương rồng bằng thân, nhánh

Đới với các loại xương rồng quý hiếm như xương rồng móng rồng, sao biển, thanh sơn, vạn lý trường thành… thì nên trồng bằng phương pháp chiết nhánh, thân cây. Cách tiến hành cũng đơn giản chỉ cần sử dụng dao sắc để tách nhánh xương rồng từ cây mẹ, sau đó để nhánh vào nơi mát mẻ. Khi vết cắt thành sẹo thì có thể trồng nhánh xương rồng vào chậu. Sau khi nhánh xương rồng chiết mọc rễ, cây có thể phát triển khỏe mạnh.

Trồng cây xương rồng bằng nhánh
Trồng cây xương rồng bằng nhánh

Lợi ích của cách trồng cây xương rồng bằng thân, nhánh đó là cây có thể phát triển nhanh, sống khỏe, trồng xương rồng đẹp và phát triển đều. Tuy nhiên, số lượng cây con sẽ không nhiều như khi sử dụng phương pháp ươm bằng hạt giống.

Cách trồng cây xương rồng bằng cành nhánh
Cách trồng cây xương rồng bằng cành nhánh

Cây Cảnh Hà Nội – caycanhhanoi.net.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *