Những cây đào rừng nở rộ khiến cho chúng ta được mùa xuân, thấy được những đứa con làm ăn xa quê sắp trở về đoàn tụ cùng gia đình thân thương.
Đặc điểm chung của cây Đào rừng
- Tên thường gọi: Cây đào, cây đào rừng.
- Tên gọi khác: Đào năm cánh
- Tên khoa học: Prunus persica L.
- Thuộc họ: Hoa Hồng (Rosaceae); Họ phụ Mận (Prunoidae)
- Nguồn gốc xuất xứ: Trung Quốc, Mông Cổ
Công dụng của Cây Đào rừng
Cây đào rừng được sử dụng nhiều để trang trí ngoại thất.
Ngoài ra quả Đào chứa 80% nước bởi vậy rất giàu chất xơ, có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như chống ô xi hóa, giải quyết vấn đề táo bòn, hạn chế sự hình thành của các tế bào ung thư,… và được chọn làm thức ăn để giúp các chị em phụ nữ gảm cân.
Ngày nay con người còn chế biến những quả đào thành các loại nước ép, siro, ô mai, mứt hay rượu…
Những cây đào rừng còn được sử dụng để trang trí cho nhà ở hay nơi làm việc, trong các dịp lễ tết.
Vị trí kê đặt của Cây Đào rừng.
Đặt ở sân nhà hoặc được trồng ở vườn. Những cây đào nhỏ sẽ được trưng ngay trong nhà những ngày lễ Tết.
Đối tượng hay sử dụng Cây Đào rừng.
Chủ yếu là các hộ gia đình, các công ty, các nhà hàng hay quán cafe.
Đặc điểm hình thái của cây Cây Đào rừng
-Thân: Thuộc loại cây thân gỗ, nhỏ. Cành rất dễ uốn dẻo nên thường được uốn thành nhiều hình thù đẹp mắt khác nhau trước khi được đưa ra bán.
-Tán: Lá cây đào thường mọc rất sum xuê, mọc ra trực tiếp từ thân và cành đào
-Lá: Lá cây đào nhọn và dài, có hình giống ngọn giá, dài tự 5cm đến 15cm, rộng khoảng từ 2cm đến 3cm, có màu xanh thẫm hay nhạt tùy vào mỗi giống đào, cuống lá mảnh khảnh.
-Hoa: Hoa thường có màu hồng phớt, đỏ, trắng tùy từng giống đào. Thường nở rộ vào mùa xuân, nở cùng lúc với chồi lá, hoa không có cuống,cánh dài hợp ở gốc có hình chuông.
-Quả: có 2 loại là đào hạt rời và đào hạt dính. Thịt bên trong màu trắng có vị ngọt và ít chua.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Đào rừng
Do Đào rừng thuộc loại thân gỗ nhỏ, do vậy tốc đọ sinh trưởng rất nhanh, một năm cành có thể sinh trưởng từ 2 đến 3 lần. phù hợp với môi trường đất ẩm, đầy đủ nước
Thời kỳ sinh trưởng phát dục của đào được chia thành 2 gai đoạn:
– Giai đoạn thứ nhất: Sau khi thụ phấn cho đến khi hạt cứng đào sinh trưởng rất nhanh. Chính vì vậy nếu xuất hiện sương muối hay mưa đá trong giai đoạn này thì đào sẽ rất dễ bị rụng.
– Giai đoạn thứ 2: Ở thời kỳ này hạt đào rất cứng, hạt từ màu trắng chuyển dần sang màu nâu. Đào chủ yếu là sinh trưởng và phát dục vào giai đoạn này.
Hoa đào thường nở vào cuối đông, đầu xuân. Nếu hoa nở trong thời tiết ấm áp và không bị mưa phùn thì việc thụ phấn thụ tinh thuận lợi, tỷ lệ đậu quả rất cao.
Cách chăm sóc cây Đào rừng
- Tưới nước cho cây hàng ngày.
- Trồng ở đất tơi xốp giàu dinh dưỡng.
- Tưới phân hàng tháng cho cây.
- Thường xuyên tỉa cành và bấm ngọn cho cây, để tạo hình dáng như ý mình muốn.
- Sau khi tỉa cành và bấm ngọn cần phun bổ sung các chất dinh dưỡng kèm những chất kích thích sinh trưởng.
- Nếu bạn muốn đào nhanh ra hoa thì tưới nước ấm. Còn nếu bạn muốn kìm hãm thời gian nở hoa hãy tưới nước lạnh cho cây.
Tham khảo một số cây cảnh có thể bạn cũng thích như: cây mai tứ quý, cây trúc đùi gà
Những lưu ý khi chăm sóc cây Đào rừng
Nên tưới nước thường xuyên cho cây mỗi ngày một lần, tránh trường hợp tưới nhiều quá cây sẽ ngập úp và thối.
Hướng dẫn mua cây Đào rừng
Quý khách chỉ cần gọi ngay đến số hot line để biết thêm chi tiết: 0915 80 86 93 hoặc 0979 98 16 13 (24/7)
Đến với chúng tôi quý khách hàng sẽ được tư vấn cụ thể chi tiết về giá cả, phương thức mua bán đảm bảo an toàn dễ dàng, các chính sách đổi trả và cả những chương trình khuyến mại hấp dẫn.
Tham khảo thêm 2 mẫu cây cảnh nội thất đẹp khác: cây bằng lăng, cây bướm hồng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.