Dây cúc tần ấn độ là loài cây thân rũ có phát triển mạnh mẽ với lá xanh quanh năm; chúng có lá phụ mọc thành chuỗi dài tuyệt đẹp tạo thành một tấm mành thiên nhiên tựa như một dải lụa xanh mượt; uốn lượn che chắn cái nắng mùa hè gay gắt và có tác dụng lọc không khí rất tốt đem lại không khí mát lành.
Giữa thời tiết oi bức ngày hè; bạn đang cảm thấy khó chịu về điều đấy! Bạn cần một giải pháp để giúp ngôi nhà mình trở nên mát mẻ và thoáng đảng hơn. Để giúp không gian nhà bạn trở nên thoải mái hơn, đỡ oi bức hơn; bạn nên trồng cây cúc tần ấn độ.
Đây được xem là một giải pháp tuyệt vời nhằm mang lại những lợi ích trong việc trồng làm cây che phủ bề mặt tường nhà; ngăn được những tia nắng trực tiếp lên tường; giúp không gian mát mẻ và trong lành hơn, tạo được cảm giác thoải mái cho mọi người trong gia đình. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loài dây cúc tần ấn độ này!
Những thông tin về dây cúc tần ấn độ không thể bỏ qua
Hiện nay, cây cúc tần ấn độ là loại cây được trồng rất phổ biến ở nhiều nơi như: nhà ở; không gian quán cà phê; nhà hàng; khách sạn; khu du dịch; khu chung cư; khu vui chơi giải trí;… bởi chúng là loại cây cảnh có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh mang lại không gian xanh cho ngôi nhà bạn. Hãy cùng Cây Cảnh Hà Nội tìm hiểu rõ hơn về loài cây này qua bài viết dưới đây.
Đôi nét về dây cúc tần ấn độ
Dây cúc tần ấn độ còn được biết đến với một số tên gọi khác như: cây cúc tần ấn độ; dây leo cúc tần ấn độ, dây mành trúc, cây bạc đầu, dây dọi tên. Chúng có tên khoa học là Vernonia elliptica, thuộc họ nhà Cúc; mọc rũ theo dây. Là cây thực vật có tuổi thọ lâu năm và nguồn gốc từ Ấn Độ. Sỡ dĩ chúng có tên gọi như vậy để dễ phân biệt với các loại dây rũ khác và tạo ra được nét riêng của mảnh đất Ấn Độ.
Cây cúc tần ấn độ có khả năng sinh trưởng và phát triển rất nhanh và đẹp. Sỡ hữu thân cây mỏng manh màu xanh nhưng có khả năng dài đến 30m. Chúng là loại cây gỗ thân leo và mọc theo từng bụi. Thân của chúng lúc non có màu xanh nhạt; khi cây đã trưởng thành sẽ mang màu nâu trầm. Trên thân luôn có một lớp lông nhẹ màu trắng xám. Khi chúng mọc đều tựa như những tấm thảm xanh tự nhiên treo lơ lững trên vách tường nhà.
Đặc điểm về dây cúc tần ấn độ
Cành và nhánh cây cúc tần ấn độ buông xỏa rũ xuống đất một cách nhẹ ngành; uyển chuyển. Nhìn như một thác nước xanh thẳm đổ từ trên cao xuống. Tạo cho ta một cảm giác thật mát mẽ và thú vị. Chúng sỡ hữu bộ lá khá dày dặn và xanh mướt quanh năm. Lá có hình ovan thuôn dài khoảng 3-10 cm, đuôi lá nhọn và tù. Cuống lá ngắn, có mép thắng không răng cưa.
Đặc biệt ở cây cúc tần ấn độ đấy là chúng không bị rụng lá sinh lý vào mùa đông. Khiến cho lá cây luôn sinh sông và phát triển tốt như đang tô điểm vào bức tranh thêm màu xanh đầy sức sống. Cây cúc tần ấn độ rất sai hoa. Loài cây này có hoa mọc theo chùm hình chùy, màu hồng nhạt. Mỗi chùm hoa dài từ 5m đến 15 cm tùy theo kích thước của mỗi loại hoa to hay nhỏ.
Hoa chia làm 5 nhánh, dài trung bình từ 5mm đến 6mm. Nụ hoa của cúc tần ấn độ có hình quả trứng, sau khi nở tạo thành hình những chiếc chuông độc đáo, thắt nhẹ ngay đoạn giữa hoa.
Ý nghĩa của dây cúc tần ấn độ
Cúc tần ấn độ là loài cây đại diện cho sự trường tồn, mạnh mẽ và dẻo dai. Bởi loài cây này luôn tươi tốt và phát triển quanh năm. Bên cạnh đó chúng không có đặc tính thay lá vào mùa đông. Tất cả điều tạo ra được giá trị đặc biệt của loài cây này.
Lá cây luôn xanh tốt và gắn kết với nhau, tạo ra những bức tường cúc tần ấn độ thật đặc sắc do đó nó tượng trưng cho sự gắn bó, đoàn kết và tạo thành nên một sức mạnh mà khó ai có thể phá hoại được.
Cây cúc tần ấn độ luôn sinh sôi, phát triển mạnh mẻ và mang đến một vẻ đẹp tươi mới. Tạo cho mọi người cảm giác thật thoải mái và vô lo vô âu. Còn chần chờ gì mà bạn không trông ngay loài cây này chứ?
Trong phong thủy, cúc tần ấn độ không chỉ mang lại vẻ đẹp tươi mới cho không gian sống mà còn mang lại nhiều may mắn, thu hút vượng khí và mang lại nguồn năng lượng tích cực cho cuộc sống.
Công dụng của cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ được trồng nhiều ở cổng nhà, quán cà phê; tường nhà; khu du lịch; khu nghỉ dưỡng để giúp không gian nhà bạn thêm thoáng mát và trong lành thêm.
Nếu bạn chọn nơi trồng của loài cây này là trong nhà, thì bạn nên trồng chúng ở tầng cao, tầng thượng để cành và nhánh chúng rũ xuống tạo nên được không gian gần gũi với thiên nhiên hơn. Đồng thời chúng giúp cho không gian riêng không bị ai làm phiền hay quấy phá.
Cây cúc tần ấn độ còn có khả năng lọc không khí rất tốt, hút các chất độc ngoài không khí, cân bằng độ ẩm cho không gian sống. Ngoài ra, chúng còn là một tấm chắn từ thiên nhiên có tác dụng tránh nắng nóng của mùa hè và che gió cho mùa đông một cách hiệu quả.
Cách trồng cây cúc tần ấn độ
Chuẩn bị đất trồng: Là loại cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, rất dễ trồng và dễ sống. Loại đất bạn nên chọn là đất tơi xốp giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nếu bạn trồng cây vào chậu thì nên trộn chung phân hữu với đất để trồng cây.
Cây giống: Được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Chọn những cành bánh tẻ có kích thước to vừa phải, rồi cắt cành thành đoạn cỡ 30cm. Sau đó ngâm chúng vào dung dịch kích thích ra rễ (N3M) khoảng 15 phút trước khi trồng cây vào đất.
Cách trồng: Nếu bạn trồng chúng trong chậu bạn nên cho một lớp sỏi vào đáy chậu để giúp cây thoát nước tốt hơn. Sau đó cho đất vào khoảng 1/3 chậu. Tiếp tục lót một lớp phân vi sinh trộn với đất rồi cắm khoảng vài ba cành cúc tần ấn độ vào. Sau cùng rải một lớp rơm rạ mỏng để đất được giữ ẩm tốt nhất.
Vị trí trồng: Thường đặt những chậu cúc tần ấn độ ở ban công, sân thượng hoặc bồn cây trên cao. Nhằm giúp cây có thể rũ dài xuống bên dưới tạo không gian đẹp hơn trong ngôi nhà bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt những vị trí phù hợp với bạn bởi đây là cây chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc khí hậu nắng nóng được nên cho dù vị trí nào thì cũng phát triển tốt.
Cách chăm sóc cây cúc tần ấn độ
Ánh sáng: là loại cây chịu được nhiệt khá tốt. Do vậy bạn có thể trồng chúng ở những nơi ánh nắng trực tiếp hoặc những nơi bóng râm thì cây cúc tần ấn độ cũng sinh trưởng và phát triển bình thường.
Nhiệt độ: chúng có thể chịu được nhiệt độ khá cao hoặc nhiệt độ thấp (8°C – 10°C) thì chúng vẫn có thể sống bình thường mà không hề ảnh hưởng đến lá và rụng lá.
Độ ẩm: chúng là loại cây ưa ẩm, sinh trưởng tốt nhất ở độ ẩm từ 70% đến 90%. Hoặc khi có độ ẩm dưới 40% thì cây vẫn chịu được.
Đất trồng: loài cây này không kén đất trồng, chúng phát triển được trên mọi loại đất. Dẫu đất có khô cằn sỏi đá, nghèo nàn chất dinh dưỡng thì chúng vẫn thích nghi được.
Nước tưới: Sau khi trồng chúng phải được tưới nước ngay, tránh héo cành trong những dịp nắng nóng. Đối với cây trưởng thành bạn nên tưới điều đặn mỗi ngày một lần vào mùa hè, còn mua đông thì hạn chế tưới cây.
Phân bón: Với tốc độ sinh trưởng nhanh của cây cúc tần, chế độ bón phân rất quan trọng trong một tháng bạn nên bón cho cây từ 1 đến 2 lần phân hữu cơ. Khoảng 2 tháng bạn trộn thêm 2 gram phân NPK (10-5-5) để bón thêm cho cây. Để kích thích chúng ra nhiều nhánh và giúp lá cây luôn giữ màu xanh, tránh vàng lá.
Ngoài ra, bạn có thể bón phân chuồng hoai mục từ 1 đến 2 lần trong năm để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, giúp lá to, đều, nhánh dài và rũ nhiều hơn.
Mua cây cúc tần ấn độ ở đâu tại Hà Nội?
Cây cảnh Hà Nội hân hạnh là công ty chuyên cung cấp các loại cây dây leo, cây thân rũ trong đó có dây cúc tần ấn độ tại Hà Nội. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngành chúng tôi luôn luôn hướng tới mục tiêu mang lại cho quý khách hàng những giá trị tốt nhất.
Đội ngũ nhân viên tư vấn và chăm sóc giàu kinh nghiệm, nhiệt thành, tận tụy và chuyên nghiệp luôn đảm bảo làm hài lòng quý khách hàng. Quý khách có thể lựa chọn nhiều hình thức mua hàng khác nhau thông qua điện thoại, đặt hàng online hoặc đến mua trực tiếp tại vườn.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ thi công trồng cây ăn quả sân vườn giúp quý khách hàng có được những cây trồng ưng ý nhất.
Tổng kết:
Trên đây là bài viết về những thông tin liên quan đến cây cúc tần ấn độ mà Cây Cảnh Hà Nội gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng sẽ giải đáp được một số thắc mắc của quý bạn đọc về loài cây này.
Đồng thời, Cây Cảnh Hà Nội cũng đang có rất nhiều chậu cúc tần ấn độ đợi bạn đến tham quan và chọn những chậu vừa ý nhất để trồng và chăm sóc. Chúc bạn thành trông trong việc lựa chọn và trông những chậu cúc tần ấn độ xinh xắn nhé!
- Cây Đinh Lăng Có Tác Dụng Gì? Củ Và Lá Cây Tốt Cho Sức Khoẻ Ra Sao?
- Thăm quan dàn tiểu cảnh trong nhà rực rỡ của chị Hồng, Hà Nội
- Cách chăm sóc cây ngũ gia bì cực kỳ đơn giản cho người bận rộn
- Một số mẫu cây trồng thủy sinh đẹp, phù hợp để bàn làm việc
- Tuyển nhân viên bán hàng online Shop Cây hoa cảnh