Hoa hồng cổ Sơn La là loại cây có hoa đẹp, bất kì ai cũng sẽ bị thu hút từ cái nhìn đầu tiên từ sắc hoa lẫn hương thơm. Cây thường được sử dụng để trồng trang trí sân vườn, trồng tạo cảnh quan đô thị, trồng trong vườn hoa công viên,…
Một số hình ảnh cây hoa hồng cổ Sơn La đẹp tại vườn ươm Cây Cảnh Hà Nội
Tại Cây Cảnh Hà Nội có nhiều mẫu hoa hồng cổ Sơn La đẹp với giá thành hợp lý. Gọi ngay 0915.885.558 để được tư vấn và mua hồng cổ Sơn La như ý và nhận nhiều khuyến mại và được giảm 10% nhé!
Đôi nét về cây hoa hồng cổ Sơn La
Tên thương gọi: hoa hồng cổ Sơn La, hồng cổ son sơn la, hoa hồng cổ son sơn la, hoa hồng leo cổ sơn la,
Tên khoa học: Rosa sp
Họ thực vật: thuộc họ hoa hồng (Rosaceae)
Cây hồng cổ Sơn La là loại cây hoa hồng cổ tại Việt Nam, đã được du nhập về nước ta từ rất lâu, nhưng hiện không có nguồn ghi chép gì về giống hoa này nên để thuận tiện người ta đặt tên nó theo địa danh tỉnh Sơn La.
Hồng cổ Sơn La có đặc điểm cũng khá giống hồng cổ Hải Phòng nên có nhiều sự nhầm lẫn giữa hồng cổ sơn la và hải phòng này. Tuy nhiên, hồng cổ sơn la khác hồng cổ hải phòng. Vậy, nên trồng hồng cổ sơn la hay hải phòng? Cùng so sánh 2 loại này để có sự lựa chọn nhé!
So sánh hồng cổ sơn la và hồng cổ hải phòng
Hồng cổ Sơn La | Hồng cổ Hải Phòng |
|
|
Đặc điểm của cây hồng Sơn La
Hoa hồng cổ Sơn La là cây dạng thân bụi, phân nhánh nhiều từ gốc, cây có khả năng nảy mầm rất tốt đặc biệt là nảy mầm từ gốc chính. Lá của cây có hình tròn, những lá già có màu xanh đậm, lá non và ngọn mới nảy mầm có màu đỏ tía. Thân cây có màu xanh đậm và dọc theo thân là những cái gai bán sát. Viền lá có răng cưa thưa.
Hoa hồng cổ Sơn La đẹp có kích thước rất to, với đường kính hoa từ 8-12cm, khi nở hết cỡ sẽ xòe to. Vậy, hồng cổ sơn la có thơm không? loài hoa này hương thơm nồng, phát tán vào trong gió tạo ra một không gian thư giãn và dễ chịu.
Hồng cổ sơn la có mấy màu? Hoa hồng cổ sơn la có nhiều màu như: vàng, đỏ, hồng, nhung… Cây hoa hồng cổ sơn la đỏ là phổ biến nhất trong các màu hoa của hồng cổ Sơn La.
Ưu điểm của hồng Cổ Sơn la là phát tán mạnh, mọc nhiều mầm gốc, dễ tạo thành bụi xum xuê có nhiều nhánh, trên mỗi nhanh có thể tạo ra chùm bông có khoảng 5-10 bông. Do đó, rất dễ trồng và chăm sóc. Cần lưu ý cây ưa khí hậu mát mẻ nên vào mùa hè, thời tiết oi bức hoa sẽ nở bé hơn và nhạt màu hơn.
Ý nghĩa hoa hồng cổ Sơn La
Với màu sắc rực rỡ hoa hồng cổ Sơn La sẽ mang đến vẻ tươi tắn, tràn đầy sức sống cho ngôi nhà, đồng thời đem lại nhiều may mắn cho chủ gia chủ.
Công dụng của cây hoa hồng Sơn La
Hoa hồng cổ Sơn La là loại cây trồng đang được săn đón hiện nay, hoa mang vẻ đẹp quyến rũ và sang trọng và có nhiều công dụng như:
Trang trí tạo không gian mới mẻ, rực rỡ và sang trọng
Bằng những chùm hoa khủng lồ đẹp và vô cùng quyến rũ cùng hương thơm nồng nàn hoa hồng cổ Sơn La mang đến một không không gian trong lành, thơm mát giúp cho tinh thần trở nên sảng khoái, thư thả. Đặc biệt đối với những ai thường xuyên bị stress mùi hương hoa sẽ giúp xua tan mọi mệt mỏi, căng thẳng sau ngày dài làm việc.
Làm đẹp và là món ăn vô cùng bổ dưỡng
Trong những cánh hoa hồng cổ Sơn La có chứa rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin A, vitamin E, vitamin C,.. có thể sử dụng cánh hoa để chiết xuất ra mỹ phẩm làm đẹp như rửa mặt, tắm với cánh hoa hồng hoặc làm nước hoa hồng. Đặc biệt hơn có thể sử dụng hoa để làm trà, bánh mứt để cả nhà quây quần và thưởng thức.
Làm quà tặng vô cùng ý nghĩa
Hoa hồng cổ Sơn La sai hoa và hoa rất lâu tàn kết hợp với sắc rực rỡ vô cùng nổi bật. Thay vì mua những loại hoa cắt cành bình thường thì tặng người thân, bạn bè… bằng những chậu hoa hồng sẽ vô cùng ý nghĩa.
Cách trồng hồng cổ sơn la
Vị trí trồng cây: Hồng cổ Sơn La là loại ưa sáng nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng cây sẽ phát triển và cho hoa đẹp, cây cho hoa quanh năm. Nhưng khi thời tiết quá nóng cây sẽ cho hoa nhỏ và nhạt màu, nên khi nắng gắt nên dùng lưới che cây lại.
Đất trồng: Đất trồng hoa hồng cổ Sơn La nên có thành phần đất sét, tơi xốp, thoát nước tốt. Có thể tham khảo công thức phối trộn như sau: đất phù sa, phân chuồng hoai mục, mụn xơ dừa; xỉ than, trấu hun (2:2:1:1:1), trộn đều và ủ Trichoderma trước khi trồng vài ngày. Hoặc có thể sử dụng loại đất chuyên dụng để trồng hoa hồng hiện có bán tại các cửa hàng cây hoa cảnh uy tín.
Chọn cây giống hồng cổ son sơn la: Chọn mua cây giống tại những cửa hàng cây cảnh uy tín để đảm bảo cây sạch bệnh. Chọn cây giống có cành nhánh mập mạp, khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh, lá xanh tốt.
Tiến hành trồng cây: Đầu tiên lót xỉ than, trấu hun hoặc viên đất nung phía dưới đáy để tăng độ thoát nước cho chậu, rải thêm một ít phân bón lót trước khi trồng. Cây giống sau khi mua về dùng kéo cắt bọc bên ngoài, giữ nguyên bầu đất rồi để vào giữa chậu. Thêm đất trồng đã phối trộn vào cách miệng chậu 2 – 3 cm và nên nhẹ tay để cố định cây. Tưới đẫm nước, đem cây vào mát khoảng 3 – 5 ngày sau đó mới mang ra ngoài phơi nắng dần cho cây.
Cách chăm sóc hoa hồng cổ Sơn La sau khi trồng
Cây hoa hồng cổ Sơn La là cây cũng không quá khó chăm sóc, để cây sinh trưởng và phát triển tốt chỉ cần chú ý đến một số yếu tố dưới đây.
Ánh sáng: Hồng cổ Sơn La là cây ưa sáng, ưa nắng nên được trồng nơi có thể hứng được 6 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt hơn. Ánh nắng quá gay gắt sẽ làm cháy thân lá và hoa sẽ nhỏ không có tính thẩm mỹ.
Tưới nước: Vào mùa khô, tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát, chỉ tưới xung quanh gốc không tưới lên lá và hoa, hạn chế tưới vào ban đêm sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại cho cây. Vào mùa mưa khi ẩm độ không khí tăng cao, lượng nước tưới ít lại, 2 – 3 ngày tưới một lần, tránh để cây bị úng ngập.
Cắt tỉa và tạo dáng: Thường xuyên tỉa bớt những cành nhỏ, cành mang hoa đã tàn tầm 2 – 3 đốt lá vì những cành này làm cây yếu đi, cho hoa nhỏ không có tính thẩm mỹ. Tỉa thêm những cành không có ngọn để tập trung dinh dưỡng, việc tỉa cành sẽ làm thông thoáng cây, tạo tán đẹp đồng thời hạn chế sâu bệnh, kích thích cây đầm hoa và chồi non.
Bón phân: Trước khi trồng sang chậu mới hoặc trồng xuống đất vườn cần bón lót bằng phân chuồng hoặc phân lân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Khi cây hoa hồng cho hoa, thì tiến hành bón phân hữu cơ (phân trùn quế, phân chuồng hoai…) cho cây, loại phân có chứa Nitơ, Photpho hoặc Kali để cây ra hoa nhiều và tốt bền hơn. Hạn chế sử dụng các sản phẩm kích thích ra hoa liên tục sẽ dễ làm suy kiệt cây.
Một số sâu bệnh thường gặp trên cây hoa hồng cổ Sơn La và cách điều trị
Trong thời gian chăm sóc cần chú ý đến một số sâu bệnh hại thường gặp và cách khắc phục để cây phát triển một cách tốt nhất.
Bệnh thường gặp | Dấu hiệu và biện pháp điều trị |
Nhện đỏ
|
|
Rệp |
|
Bo trỉ
|
|
Phấn trắng
|
|
Đốm đen |
|
Gỉ sắt
|
|
Phương pháp nhân giống hoa hồng cổ Sơn La
Hoa hồng cổ Sơn La có khả năng bật mầm từ gốc khá mạnh mẽ vì thế được nhân giống theo 2 phương pháp chủ yếu là giâm cảnh và chiết cành.
Phương pháp giâm cành
Cành giâm được cắt từ nhánh bánh tẻ của cây mẹ, khỏe mạnh, mắt thưa và không có sâu bệnh. Dùng dao hoặc kéo thật bén để vết cắt không bị dập nát, cắt vác một đoạn cành có chiều dài khoảng 30 cm, lặt bỏ hết lả và nhúng phần gốc cắt vào thuốc kích rễ để cảnh giâm dễ ra rễ, tỷ lệ sống cao hơn.
Chuẩn bị một cái chậu nhỏ, cho đất trồng rồi cắm cành giâm sâu khoảng 2 – 3 cm. Sau 10 – 15 ngày, cành giâm sẽ đâm chồi non, vẫn chăm sóc, tưới nước đều đặn khoảng 25 – 35 ngày, cành sẽ bắt đầu ra rễ. Từ 2 – 2,5 tháng, bộ rễ đã phát triển ổn định lúc này có thể sang chậu cho cây.
Phương pháp chiết cành
Cành chiết chọn những cành hoa bánh tẻ, mập tươi, khỏe mạnh, dài không quá 25cm, đường kính 5 – 6 mm. Chú ý không chọn | cành quả già hoặc quả non vì tỷ lệ cảnh sống thấp.
Quy trình chiết cành gồm 4 bước như sau:
- Bước 1: Dùng dao chiết cành khía và bóc bỏ 1 khấc vỏ 15 – 20mm xung quanh thân cây. Vị trí khía nằm ở 2/3 cành tính từ ngọn cành chiết xuống. Sau khi bóc vỏ, dùng lưỡi dao cạo sạch lớp nhớt trên bề mặt gỗ. Chờ 1 – 2 ngày để vết cắt khô nhựa, hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn vào thân gây hỏng cảnh chiết. Trước khi bỏ bầu, | bồi quanh khu vực thân bóc vỏ 1 chút thuốc kích thích ra rễ.
- Bước 2: Làm ẩm đất, nắm 1 nắm lớn bằng quả trứng vịt, đắp đều xung quanh cành chiết. Cố định đất bằng cách bọc nilon cột chặt 2 đầu.
- Bước 3: Đế cây có sức bật rễ mới có thể tưới thêm các loại nước dinh dưỡng hữu cơ như nước dịch chuối, nước vo gạo hoặc đậu tương sao cho hợp lý. Sau 1 thời gian, rễ non sẽ mọc ra từ bầu đất, rễ bám vào phần đất và giá thể khá rõ. Khi rễ có màu hơi vàng nâu nghĩa là cây đã khả khỏe và có thể cắt bầu.
- Bước 4: Hồng sau khi cắt bầu có thể được coi như 1 cây non nhưng còn khá yếu. Bạn trồng cây vào đất dinh dưỡng với độ thoát ấm hợp lý, đặt chậu ở nơi râm mát, chăm sóc và tưới nước cần thận để rể tiếp tục phát triển và cây khỏe mạnh. Khi trồng chủ ý nhẹ tay, cắm thêm que chống để tránh cây lung lay, động hoặc đứt rễ.
Mua hồng cổ Sơn La ở đâu đẹp giá rẻ tại Hà Nội?
Bạn là người mới bắt đầu trồng hoa hồng lần đầu hay là một người chơi lâu năm giàu kinh nghiệm thì giống hoa hồng cổ Sơn La vẫn luôn là một sự lựa chọn rất tuyệt vời. Bạn muốn tìm nơi bán hồng cổ Sơn La uy tín, kinh nghiệm và tận tâm tại Hà Nội
Cây Cảnh Hà Nội là địa chỉ cung cấp các loại giống hoa hồng cổ, với nhiều loại kích cỡ cây khác nhau cho bạn lựa chọn, cây đã được chăm sóc cẩn thận, đảm bảo thuần chủng và khỏe mạnh. Giá hồng cổ Sơn La tại đây lại vô cùng phải chăng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Để giúp quý khách hàng yên tâm về sản phẩm mua từ vườn chúng tôi cam kết sẽ bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 1 tháng nếu cây giao tới gặp vấn đề hoặc không hài lòng. Đồng thời, quý khách sẽ được tư vấn tận tình về cách chăm sóc hồng cổ sơn la.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm cung cấp cây hoa cảnh, Cây Cảnh Hà Nội mong muốn chia sẻ nhiều hơn tới quý khách hàng, từ cách chăm sóc, cách ngừa phòng bệnh và chế độ cắt tỉa giúp cho cây sai bông nhiều hơn… Chúng tôi đảm bảo mang đến những sản phẩm tốt nhất đến quý khách hàng, Cây Cảnh Hà Nội hân hạnh được phục vụ!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.