Cây ớt vốn là loại cây gia vị phổ biến đối với mỗi gia đình Việt, chúng gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có những đặc điểm về hình dáng và màu sắc khác nhau. Cùng Cây Cảnh Hà Nội tìm hiểu về đặc điểm để nhận biết và phân biệt các loại cây ớt cũng như cách trồng và chăm sóc để cây ớt sai quả ngay trong sân vườn nhà.
Có thể bạn quan tâm đến sản phẩm: Cây Ớt Cảnh
Tại sao nên trồng ớt tại nhà?
Ớt đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình Việt. Chính vì thế đây là một loại cây vô cùng phổ biến, sử dụng hằng ngày và dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. Sở hữu ngay một cây ớt tại nhà sẽ thuận tiện hơn mỗi khi cần dùng đến mà không cần phải đi siêu thị hay ra ngoài chợ…
Tác dụng của cây ớt trong đời sống
Khi nhắc đến cây ớt mọi người điều nghỉ chúng là một cây gia vị giúp món ăn thêm phần đậm đà, dùng để trang trí giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Bên cạnh đó, nhờ sở hữu những quả ớt có màu sắc phong phú nên chúng còn dùng để làm cảnh, ngoài ra ít người biết trong quả ở lại có hàm lượng vitamin A, C rất nhiều gấp 10 lần so với cà rốt, cà chua…. trong đông y thì các bộ phận của cây ớt đều có giá trí để trị bệnh.
- Quả ớt: Vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực. Dùng chữa tiêu chảy, tích trệ, sốt rét, thông kinh lạc, giảm đau, sát trùng.
- Lá ớt: Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
- Rễ ớt: Tính vị và công dụng tương tự quả có tác dụng làm hoạt huyết, tán thũng; thường dùng điều trị chân tay bải hoải, tinh hoàn sưng đau, tử cung xuất huyết cơ năng.
- Cành ớt: Vị tân nhiệt (cay nóng), có tác dụng trừ hàn thấp, tán ứ trệ; dùng chữa phong thấp (đau xương khớp do lạnh), đông sang (tổn thương phần mềm do lạnh).
Chú ý: Những người có thể tạng nhiệt, “âm hư hỏa vượng” (phần âm suy tổn, nóng trong), đang bị ho, mắc bệnh mắt, đau dạ dày không nên dùng.
Phân loại các giống ớt
Hiện nay trên thị trường có hơn 3000 giống ớt khác nhau, mỗi giống ớt đều có những đặc điểm riêng nhưng nhìn chung sẽ phân làm 2 loại chính là cây ớt không cay (ớt ngọt) và ớt cay. Cả hai loại này điều có thể trồng chậu để vừa làm cảnh vừa cho quả sử dụng hằng ngày.
Ớt cay | Ớt không cay (ớt ngọt) | |
Đặc điểm | Đúng theo tên của nó, loại ớt này để chỉ cho những giống ớt có vị cay. Ớt có vị cay ở Việt Nam có rất nhiều và một số loại ớt địa phương còn được đánh giá là đặc sản ví dụ như ớt gió (ớt thóc). | Ớt ngọt hay còn gọi là ớt chuông loại này không cay thường được sử dụng trong các món sào. Loại này có nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ, vàng, cam, xanh. |
Ví dụ | Ớt gió (ớt thóc), ớt chỉ thiên, ớt sừng… | giống ớt ngọt Palermo, ớt chuông Đà Lạt, Ớt Ngọt Big Daddy… |
Các loại cây ớt phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam cũng có nhiều giống cây ớt khác nhau, tùy thuộc vào sở thích mà có thể lựa chọn loại cây ớt phù hợp. Các loại cây ớt phổ biến, dễ trồng được nhiều người lựa chọn phải kể đến như: cây ớt chỉ thiên cảnh, cây ớt tròn cảnh, cây ớt chuông cảnh, cây ớt 7 sắc cầu vòng…
Ớt chuông hay ớt ngọt
Ớt ngọt hay ớt không cay là một loại rau quả quen thuộc với nhiều màu sắc bắt mắt khác nhau như vàng, cam, đỏ, xanh lục, nâu, tím, trắng, hình dáng của ớt trông giống như quả chuông với lớp vỏ dày, giòn cùng phần hạt bên trong.
Ớt chỉ thiên
Ớt chỉ thiên là tên gọi của một loại cây ớt mà các quả của chúng đều hướng lên trời. Ớt chỉ thiên có thân dưới hóa gỗ, mọc ra nhiều cành, lá hình thuôn dài và nhọn đầu. Không chỉ là một gia vị, ớt chỉ thiên còn được biết đến như một loại cây với nhiều công dụng chữa bệnh và trồng chậu trang trí không gian sống.
Ớt hiểm – ớt xiêm
Ớt hiểm có trái thuôn nhỏ, dạng hình nón và thường mọc thành chùm 2 – 3 trái ở đốt. Ớt hiểm thường có màu đỏ, một số loại có màu vàng, tím hoặc đen. Ớt hiểm tuy trái nhỏ nhưng có vị rất cay.
Ớt cu tí
Ớt cu tí hay còn được gọi là ớt Peter, có hình dạng giống với “bộ phận thầm kín” của nam giới, với màu đỏ hoặc màu vàng khi chín và có chiều dài khoảng 7 – 10cm. Ngoài hình dáng đặc biết ra, ớt Peter thuộc dạng rất cay (cay bỏng lưỡi).
Ớt thóc (ớt gió)
Ớt gió có hình dáng bé chỉ bằng đầu đũa, thơm mùi thảo mộc khác biệt so với nhiều loại ớt thông thường. Ớt có hương vị cay dịu, ăn vào không bị rộp miệng giống như các loại ớt khác. Lưu ý loại ớt này phải thu hoạch khi trái còn xanh mới giữ được độ cay dịu, giòn và thơm ngọt.
Ớt ba tri (ớt sừng)
Ớt ba tri hay ớt sừng, ớt xừng vàng Châu Phi là giống ớt trái dạng sừng, có chiều dài khoảng 12 – 15 cm, da phẳng và láng. Trái non có màu trắng, khi già trái màu vàng chuyển sang màu cam rồi đỏ tươi khi chín và có vị rất cay.
Ớt khổng lồ
Ớt khổng lồ đây là loại ớt được nhiều người yêu thích vì có mùi thơm nồng và vị ngọt thanh không bị hăng như ớt chuông. Quả khi chín có màu đỏ hoặc màu vàng và có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp để chế biến nhiều món ăn như salad, ép nước và xay sinh tố,…
Ớt xiêm trắng
Ớt xiêm trắng (ớt Habanero) là giống ớt cực quý hiếm với màu trắng đặc biệt so với các loại ớt khác. Loại ớt này vô cùng cay nên được khuyến cáo để xa tầm tay trẻ em.
Ớt trái tim
Ớt trái tim là loại cây ớt có tán xòe rộng, quả nhiều, dạng ớt lùn. Có hình dáng dài nhỏ cỡ 3cm và hơi tròn, thuộc dạng trái mọng, đuôi chóp nhọn nhìn giống trái tim nên được gọi là ớt trái tim. Qủa ớt này có vị cay kích thích mạnh khiến não bộ bài tiết chất hóa học làm giảm bớt đau đớn.
Ớt tím
Cây ớt tím dạng bụi cao từ 0,5 – 1m thường hình thân dẹt và có màu tím đặc trưng. Ớt tím có vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện vị, phát hàn, chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu hóa không bình thường.
Một số loại ớt khác
Cách trồng và chăm sóc cây ớt tại nhà
Việc trồng cây ớ vô cùng đơn giản, không quá cầu kì như mọi người vẫn nghĩ, chỉ cần lựa chọn đúng giống ớt bạn cần trồng và thực hiện đúng theo chỉ dẫn dưới đây đảm bảo bạn sẽ sở hữu ngay cây ớt trĩu quả quanh năm.
Cách chọn giống ớt, nên trồng loại nào?
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều giống ớt khác nhau như: ớt thóc siêu cay, ớt xiêm xanh rừng, ớt sừng trâu, ớt ngũ sắc, ớt hoa hồng, ớt đậu đũa, ớt bi, ớt chuông,… Tất cả các loại ớt này đều được nhiều người yêu thích, tùy thuộc vào khẩu vị từng người mà chọn trồng loại ớt phù hợp. Tuy nhiên nên chọn những loại ớt như ớt hiểm, ớt chuông, ớt xiêm,… vì đây đều là những giống ớt rất được ưa chuộng và phù hợp với nhiều món ăn.
Còn nếu mục đich bạn cần là để làm cảnh, trang trí sân vườn là chủ yếu thì có thể chọn những loại ớt có hình dạng ấn tượng hoặc màu sắc bắt mát để trồng, chẳng hạn như: ớt trái tim, ớt cu tí, ớt 7 sắc cầu vòng…
Kỹ thuật trồng ớt cảnh đơn giản, hiệu quả nhất
Chuẩn bị
Trước khi trồng ớt cần chuẩn bị dụng cụ cần thiết trước khi bắt đầu bao gồm:
- Những hạt ớt khô để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao.
- Khay đựng đá.
- Chậu cây có đường kính không cần quá lớn, tùy vào kích thước cây.
- Phân bón và vôi.
- Nước tưới hoặc trà hoa cúc sẽ tốt hơn.
- Lọ oxy già.
Các bước thực hiện kỹ thuật trồng ớt kiểng
- Chọn hạt ớt giống: Chúng ta tiến hành lọc và chọn những loại hạt giống khỏe mạnh nhất, hạt đều và mẩy thì tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn.
- Ngâm hạt ớt: Sau khi đã lựa chọn được những hạt ớt chất lượng nhất thì chúng ta bắt đầu ngâm hạt ở nhiệt độ ấm khoảng 50 độ trong khoảng 2 đến 8 tiếng để thúc đẩy quá trình nảy mầm.
- Đất trồng: không yêu cầu quá cao, đảm bảo đất tơi xốp, dinh dưỡng, độ ẩm đảm bảo 80% và không chứa sâu bệnh sẽ giúp cây phát triển tốt, ra quả đẹp, dinh dưỡng hơn. Có thể mua đất Tribat ở cửa hàng với số lượng nhỏ.
- Cách gieo hạt: Vì ớt là một loại cây dễ trồng và có khả năng phát triển tốt nên bạn chỉ cần chọn loại đất xốp, thoáng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây để cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh.
Sau khi trồng cây ớt xong thì việc tưới nước và bón phân thường xuyên vô cùng quan trọng để đất ẩm. Từ đó cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, nếu không có thời gian để trồng cây giống thì có thể mua cây giống để về chăm sóc và thu hoạch quả.
Cách chăm sóc cây ớt nhanh lớn, phát triển tốt
Tưới nước: Lúc đầu tưới nước đủ ẩm, ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh, nếu thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Tùy theo độ ẩm đất có thể 3-5 ngày tưới/lần, mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng cây dễ bị bệnh và chết. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau:
- Rụng hoa, rụng trái.
- Cây phát triển kém.
- Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp.
Bấm ngọn, tỉa cành: Sau khi cây con đem ra trồng 15-20 ngày thì tiến hành bấm ngọn để cây phân nhánh tốt. Trồng một thời gian thì nên tỉa bỏ bớt cành lá dưới điểm phân cành (chán ba) để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển – cho năng suất cao. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
Thu hoạch và bảo quản: Khi ớt ra trái khoảng 35 – 40 ngày và chuyển màu hết thì nên thu hoạch. Sau khi thu hoạch, bạn nên để ớt ở những nơi thoáng mát hoặc chế biến theo nhiều cách khác nhau như : ớt sấy, ớt sa tế… để có thể bảo quản được tốt hơn với thời gian lâu hơn.
Một số câu hỏi thường gặp về cây ớt
Ớt là cây loại cây gia vị vô cùng quen thuộc, tuy nhiên có rất nhiều người muốn trồng loại cây này vừa làm cảnh vừa có thể thu hoạch trái sử dụng nhưng vẫn chưa thực hiện vì còn nhiều điều thắc mắc như: quả ớt cảnh có ăn được không, ớt cảnh ăn được không, ớt kiểng có ăn được không, ớt kiểng tròn có ăn được không, ớt kiểng ăn được không…. Đừng lo lắng, Cây Cảnh Hà Nội sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về giống cây này nhé!
Cây ớt cảnh quả tròn có ăn được không?
Cây ớt cảnh có ăn được không hay ớt cảnh quả tròn có ăn được không?
- Ớt cảnh không chỉ sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, cuốn hút mà trái rất sai lại có mùi thơm, vị quả ớt cảnh không quá khác biệt so với ớt thông thường khác chứa giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, quẳ của chúng hoàn toàn ăn được. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều ớt có thể sẽ gây hại cho dạ dày và làn da của bạn.
Trồng cây ớt cảnh ở đâu? Có nên trồng cây ớt trong nhà được không?
- Theo phong thủy, ớt là loài cây có khả năng mang đến sự trù phú, mạnh mẽ vượt mọi khó khăn cay đắng, mang năng lượng tích cực, may mắn… Nên dùng trồng trong nhà hay trồng ở bất kì đâu đều là sự lựa chọn lý tưởng vừa tạo mỹ quan vừa thu hút may mắn tài lộc, xua đuổi tà ma.
- Cây có thể trồng cây trong thùng xốp, trồng ngoài ban công, sân vườn đều tạo được cảnh quan đẹp mắt. Hoặc trồng chậu đặt trong nhà, trên bàn làm việc, ngoài ban công, ngoài vườn, trong bếp…
Vì cây ớt là một loại cây phổ biến và cách trồng và chăm sóc ớt cũng tương đối dễ nên bạn không cần phải lưu ý quá nhiều, chỉ cần làm theo những hướng dẫn mà Cây Cảnh Hà Nội đã trình bày ở trên là bạn sẽ sở hữu ngay cây ớt sai quả quanh năm. Chúc bạn thành công.