Cây lưỡi hổ là loài cây phong thủy rất quen thuộc đối với mọi người, cây thường được sử dụng làm cây trang trí bàn làm việc, trang bày không gian nội thất văn phòng… hơn nữa loài cây này còn có khả năng trừ tà, mang đến sự bình an, may mắn, tiền tài cho gia chủ…
Thông tin về cây lưỡi hổ
- Tên thường gọi: Cây lưỡi hổ, cây lưỡi cọp, cây vĩ hổ, cây rắn, cây lan đuôi cọp, cây hổ vĩ lan
- Tên khoa học: Sansevieria trifasciata
- Tên tiếng anh: Snake Plant
- Họ thực vật: Asparagaceae (họ Măng tây)
- Nguồn gốc: cây có nguồn gốc từ Nigeri và các nước nhiệt đới.
Các mẫu cây lưỡi hổ trên thị trường có bán tại các cửa hàng Cây Cảnh Hà Nội
Cây lưỡi hổ để bàn
- Kích thước 15cm – 40cm
- Giá bán: 180,000đ – 250,000đ
Cây lưỡi hổ trồng trong nước
- Kích thước 15cm – 40cm
- Giá bán: 230,000đ – 350,000đ
Tiểu cảnh cây lưỡi hổ để bàn
- Kích thước 15cm – 40cm
- Giá bán: 250,000đ – 450,000đ
Cây lưỡi hổ để sàn
- Kích thước 80cm – 150cm
- Giá bán: 450,000đ – 650,000đ
Cây lưỡi hổ mix các loại cây cảnh khác
- Kích thước 80cm – 150cm
- Giá bán: 500,000đ – 950,000đ
Cây lưỡi hổ trồng chậu nhựa, chậu mũ đen
Tại Cây Cảnh Hà Nội có 100+ mẫu cây hồng môn đẹp và hợp mệnh. Gọi ngay 0915.885.558 để được tư vấn và mua cây nhận nhiều khuyến mại 10% nhé!
Đặc điểm của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ loài cây mọng nước với lá thường xanh mọc lên từ thân rễ, có hình giáo; khá dày. Mặt lá nhẵn có màu xanh đậm với vết lốm đốm màu xám xanh lá cây, mép lá có viền màu vàng.
Cây lưỡi hổ khi ra hoa là các cành mang hoa thẳng, mảnh mai. Nhiều hoa trong một cụm kéo dài gần ngọn. Những bông hoa lưỡi hổ có màu trắng, vàng trắng hoặc hơi trắng xanh và thường xếp thành nhóm.
Cây cho quả mọng nhỏ, hình tròn; thường chuyển từ màu xanh sang màu cam sáng khi chín. Hạt có màu nâu nhạt, thuôn dài.
Cây lưỡi hổ có mấy loại?
Hiện nay trên thế giới có hơn 70 loài khác nhau như cây lưỡi hổ cọp, cây lưỡi hổ Thái, cây lưỡi hổ xanh… nhưng phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp. Bạn có thể tham khảo thêm về các loại cây lưỡi hổ qua bài viết: Cây Lưỡi Hổ: Phân Loại, Đặc Điểm của Từng Loại Sansevieria – Snake plant
Ý nghĩa cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của vị chúa tể sơn lâm, loài cây này có hình dáng giống thanh kiếm nên có khả năng bảo vệ gia chủ khỏi nhưng điều xấu xa. Hơn nữa lưỡi hộ còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ, những điều xui xẻo, xua đi bùa chú. Lá cây thường mọc thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên cũng như sự kiên cường của người trồng.
Ngoài ra cây lười hổ còn có khả năng mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Vì vậy mà nhiều người yêu thích và lựa chọn loại cây này để trang trí nội thất văn phòng và làm quà tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới….
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Tuổi nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, màu sắc cây lưỡi hổ thuộc mệnh Mộc và mệnh Kim. Do đó, cây lưỡi hổ rất phù hợp với người mệnh Mộc, Hỏa, Kim, Thủy và kỵ với những người mệnh Thổ. Tuổi hợp với loài cây lưỡi hổ sẽ tương ứng với 4 cung mệnh trên:
- Mệnh Hỏa: Đinh Mão, Ất Tỵ, Mậu Tý, Kỷ Sửu…
- Mệnh Kim: Tân Hợi, Canh Tuất, Quý Mão, Nhâm Dần…
- Mệnh Thủy: Nhâm Thìn, Giáp Thân, Ất Hợi, Quý Tỵ…
- Mệnh Mộc: Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Tân Mão, Nhâm Tý, Canh Thân
Nhưng theo các chuyên gia những người tuổi Ngọ đặc biệt phù hợp và sẽ có thêm nhiều may mắn hơn nếu chọn cây lưỡi hổ để trồng. Ngoài ra, nếu bạn thuộc tuổi hoặc mệnh không phù hợp với cây này thì cũng có thể trồng cây bằng giải pháp lựa chọn chậu trồng hoặc sỏi đá rải bề mặt phù hợp với mệnh của mình.
Công dụng của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là cây phong thủy rất được ưa chuộng trồng trang trí làm cây cảnh cho văn phòng, nhà ở để tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian xung quanh. Ngoài ra, cây còn có khả năng lọc không khí, hút chất độc tốt nhất trong các loại cây cảnh mà còn đem lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt cho gia chủ, hoặc cũng có thể trồng tiểu cảnh sân vườn,…
Những lợi ích mà cây lưỡi hỗ mang đến:
Cây thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố: Các không gian công cộng như các khu văn phòng trong các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, công sở, trường học, xí nghiệp… nên trồng lưỡi hổ để giúp thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài cây này có thể hấp thụ đến 107 loại độc tố, trong đó có nhiều loại độc tố gây ung thư như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit…
Lá cây làm giảm dị ứng ở da: Lá lưỡi hổ tác dụng tương tự như lá nha đam, có tính sát khuẩn và kháng viêm nên thường được dùng để điều trị một số chứng dị ứng ở da. Nếu làn da bị bỏng, rộp, cháy nắng hay bị xước do va chạm thì có thể dụng loại lá này.
Cây giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi: Khi làm việc trong văn phòng hay các tòa nhà sẽ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng do không gian kín, ít không khí. Cây giúp giảm stress và tạo màu sắc tươi mới cũng như cảm giác thư thái, vì vậy giải pháp trồng cây trong văn phòng công ty, tòa cao ốc là giải pháp luôn được lựa chọn để giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Lưỡi hổ giúp tạo giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết vào ban đêm tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon.
Những vị trí đặt cây lưỡi hổ phù hợp mang đến may mắn
Đặt cây lưỡi hổ trong phòng khách là vị trí vô cùng hợp lý vừa làm đẹp lại vừa thu hút thêm được nhiều tài lộc, tiền tài cho gia đình. Lưỡi hổ trưng phòng khác không chỉ giúp gia chủ thỏa mãn thú chơi cây cảnh, tạo ấn tượng cho khách đến chơi nhà mà còn giúp bảo vệ cho gia đình.
Lưỡi hổ đặt trong phòng làm việc sẽ giúp gia chủ cảm thấy thư giãn, thoải mái, xả stress. Đồng thời còn mang lại sự thuận lợi, thuận buồm xuôi gió trong công việc. Với vị trí bàn làm việc, những mẫu cây lưỡi hổ mini sẽ rất phù hợp.
Những lưu ý trước khi trồng cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ ngày nay rất được ưa chuộng được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà, trong văn phòng làm việc, thậm chí trưng trong phòng ngủ.. Tuy nhiên trước khi trồng cây lưỡi hổ cần lưu ý cây lưỡi hổ có chứa độc tố ở lá nên không nên trồng khi nhà có trẻ nhỏ.
Lá của cây lưỡi hổ có độc tố nên nếu vô tình ăn phải lá cây này sẽ gây cảm giác đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Các triệu chứng trúng độc từ cây lưỡi hổ gần giống như bị rối loạn tiêu hóa thông thường. Kể cả vật nuôi như chó mèo nếu ăn lá lưỡi hổ cũng sẽ bị các triệu chứng tương tự.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ cũng khá dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất nên trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật.
Cách trồng cây lưỡi hổ chuẩn nhất
Lưỡi hổ thuộc họ cây cảnh có khả năng chịu khô hạn tốt, có thể phát triển trong nhiều môi trường khác nhau mà ít tốn công chăm sóc. Cách trồng cũng như chăm sóc cây vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể tự mình thực hiện.
Cách nhân giống cây lưỡi hổ
Nếu mua cây lưỡi hổ con về trồng thì có thể bỏ qua bước này. Để nhân giống tốt cây lưỡi hổ tại nhà chỉ cần lựa chọn một cây lưỡi hổ tươi tốt để nhân thành nhiều chậu khác nhau. Chỉ cần dùng tay tách nhẹ bụi nhỏ đảm bảo bụi ko bị gãy. Ngoài ra có thể nhân giống bằng cách ươm lá cây, bằng cách chia lá thành từng đoạn dài 5cm. Sau khi phơi héo, những đoạn cây này sẽ được giâm vào đất ẩm, giúp lá phát triển thành cây mới. Thời điểm thích hợp cho việc nhân giống thường là mùa xuân hoặc mùa hè.
Chuẩn bị đất trồng cây
Nên lựa chọn đất tơi xốp giàu chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước nhanh để trồng cây. Bạn có thể mua đất đã trộn sản ở các cửa hàng bán cây hoa cảnh hoặc bạn cũng có thể tự trộn đất trồng cây theo tỉ lệ: đất thịt và phân theo tỉ lệ 1:1 hoặc xỉ than và phân cũng theo tỉ lệ 1:1.
Chọn chậu trồng cây
Nên chọn chậu có kích thước phù hợp với cây, có nghĩa là chọn chậu lớn hơn bầu cây. Chậu có thể làm bằng nhựa, gốm sứ hay đá mài… tùy thuộc vào sở thích của người trồng. Lưu ý chậu cây phải có lỗ thoát hoi nước.
Cách tiến hành:
- B1: Dùng một lớp vải địa mỏng lót ở lỗ thoát nước để khi tưới nước đất không bị rửa trôi. Sau đó cho một lớp mỏng đất trồng vào.
- B2: Rạch bỏ vỏ bầu cây, tiến hanh cho cây vào chậu.
- B3: Theo đất trồng nén chặt đất và tưới đẫm nước
- B4: Để tăng tính thẩm mỹ cho cây có thể rải thêm một lớp sỏi trang trí lên bề mặt chậu cây. Đặt cây ở vị trí mong muốn.
Một số lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ
Sau khi trồng cây, các bạn cần chú ý đến việc chăm sóc sẽ giúp cây luôn bền, đẹp cùng với thời gian.
Chế độ nước tưới
Lưỡi hổ chịu hạn tất tốt thương không có nhu cầu nước nhiều nên khi chăm sóc không cần tưới nước quá nhiều. Thường tưới 1 lần/tuần hoặc 2 tuần/ 1 lần, tùy vào tình hình thời tiết, nên dùng bình phun để tưới cây.
Nhu cầu ánh sáng
Lưỡi hổ ưa bóng râm nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng yếu, ít nắng. Nếu trưng cây trong nhà bạn nên cho cây phơi nắng sau 2-3 tháng, thời gian khoảng từ 7h-9h sáng.
Nhiệt độ và dinh dưỡng
Nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển là khoảng 20-30 độ C. Trong những ngày thời tiết lạnh, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách bón phân để cây khỏe mạnh phát triển, khoảng 3 đến 4 tháng một lần, bón thúc với vị trí cách gốc khoảng 10cm.
Nơi bán các mẫu cây lưỡi hổ đẹp giá rẻ tại Hà Nội?
Lưỡi hổ là một trong những loại cây cảnh đẹp, vừa giúp trang trí vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt. Đồng thời, cây còn mang đến môi trường sống thêm phần trong lành, dễ chịu. Cách trồng cây lưỡi hổ lại khá đơn giản. Do đó, nhiều người yêu thích và tìm mua loại cây này.
Nếu bạn đang tìm mua các mẫu cây lưỡi hổ tại Hà Nội nhưng vẫn chưa biết mua ở đâu, vậy hãy ghé ngay các cửa hàng của Cây Cảnh Hà Nội. Chúng tôi là công ty chuyên cung cấp hoa cây cảnh lớn nhất tại Hà Nội hơn 20 năm qua với đây đủ các mặt hàng cây cảnh đẹp, giá cả hợp lý.
Khi đến với Cây Cảnh Hà Nội bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ các nhân viên tại cửa hàng giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với đúng theo ý muốn của bạn nhất. Hơn nữa tại đây còn có nhiều chương trình hấp ưu đãi hấp dẫn khi mua hàng nên bạn có thể thoải mái lựa chọn những loài cây hoa cảnh mà mình yêu thích.
Vậy nếu bạn có nhu cầu mua hoặc tư vấn thêm về cây lưỡi hổ cũng như các loại cây cảnh khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 088.66.22.088 hoặc đến trực tiếp các cửa hàng của Cây Cảnh Hà Nội bạn nhé!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.