Thuốc trừ sâu sinh học đã và đang trở thành phương pháp bảo vệ thực vật vô cùng hữu ích trong nền phát triển nông nghiệp thay thế dần cho thuốc trừ sâu hóa học. Bài viết dưới đây, Cây Cảnh Hà Nội sẽ chia sẽ cho quý bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại thuốc trừ sâu sinh học cho cây trồng an toàn với con người.
Thuốc trừ sâu sinh học là gì? Thuốc trừ sâu sinh học có độc không?
Thuốc trừ sâu sinh học hay chế phẩm sinh học là loại thuốc trừ sâu hữu có có nguồn gốc từ tự nhiên để diệt trừ sâu bệnh hại. Thuốc trừ sâu sinh học là sản phẩm không gây độc hại cho người, gia súc, làm sạch môi trường, tiêu diệt sâu hại với tỷ lệ cao mà không xuất hiện việc lờn thuốc, hạn chế việc tiêu diệt nhầm những sinh vật hữu ích.
Nguồn gốc thuốc trừ sâu sinh học
Thuốc trừ sâu sinh học hiện nay trên thị trường có hai nguồn cơ bản là thành phần từ vi sinh vật diệt côn trùng và chiết xuất từ những chất có xuất xứ thảo mộc thiên nhiên. Chính vì vậy thuốc trừ sâu sinh học có 2 nhóm đó là thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc và thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ vi sinh.
Ưu nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Các loại thuốc trừ sâu sinh học cho cây trồng an toàn với con người
Thuốc trừ sâu từ thảo mộc
Thuốc trừ sâu từ thảo mộc là loại thuốc từ sâu hữu cơ được chiết xuất từ các loại thực vật có khả năng gây độc cho sâu, rầy, rệp, bọ trĩ… Các hợp chất này thuộc loại ít độc với con người và động vật khác. Chúng phân hủy nhanh trong môi trường và không tồn dư trong đất, nước.
Các hoạt chất thuốc trừ sâu sinh học từ hữu cơ, thảo mộc:Tinh dầu neem (chứa azadirachtin, nembin, salanin…), dịch tỏi ớt, abamectin, emamectin benzoate, dầu khoáng petroleum oil…
Nhóm thuốc trừ sâu từ vi nấm
Đây là loại thuốc trừ sâu được sử dụng cho mục đích diệt trừ côn trùng gây hại cây trồng. Chúng xâm nhập trực tiếp vào biểu bì côn trùng, tiết enzyme phá vỡ chitin và protein ở biểu bì, vào khoang cơ thể, sản sinh ra các chất chuyển hóa, làm sâu chết nhanh.
Vi nấm Metarhizium anisopliae (nấm xanh) là sản phẩm của công ty cổ phần thương mại dịch vụ nông sản Thái Dương có tên thương mại là: Nấm xanh Metarhizium có tác dụng trừ sùng đất, rầy rệp, sâu đục thân, rầy nâu…
Beauveria bassiana (nấm trắng) là sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Cần Thơ với các tên thương mại: Muskardin có tác dụng tiêu diệt sâu tơ, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân… Bên cạnh đó còn có chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma trừ bệnh hại cây trồng là sản phẩm của Trung tâm CNSH TP. Hồ Chí Minh với tên thương mại: Bima (Trichoderma).
Nhóm thuốc trừ sâu từ vi khuẩn
Thuốc trừ sâu từ chủng vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) hiện nay được xem là loại thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất. Loại thuốc này có tác động đường ruột; không có tác động tiếp xúc, xông hơi và nội hấp. Bt vô cùng hữu hiệu đối với việc tiêu diệt sâu cuốn lá, sâu đo, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp, sâu xám, sâu hại bông,…
Thuốc trừ sâu sinh học từ vi khuẩn Bt được coi là một loại thuốc chủ lực trong phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ở nước ta.
Thuốc trừ sâu vi sinh BT (bacciluss thuringiensis var.), phổ diệt sâu rộng. Sản phẩm thương mại có trên thị trường khá nhiều như: Vi-BT 32000WP, 16000WP; BT Xentary 35WDG, Firibiotox P dạng bột; Firibiotox C dạng dịch cô đặc…
Nhóm thuốc trừ sâu từ virus
Thật thiếu sót khi nhắc đến thuốc trừ sâu sinh học mà không nhắc đến nhóm sản phẩm chiết xuất từ Nucleo Polyhedrosis Virus (NPV). Loại thuốc trừ sau này này có nguồn gốc từ loại virus chỉ lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng, rất hiệu quả trên một số cây trồng như bông, ngô, đậu, hành, nho,…
Thuốc trừ sâu sinh học NPV (Nuclear polyhedrosis Virus) trừ sâu hại rau màu và cây công nghiệp, sản phẩm có trên thị trường khá nhiều với các tên thương mại: ViS và ViHa, Bacillus BITADIN WP…
Nhóm thuốc trừ sâu chứa kháng sinh từ xạ khuẩn
Một số loại kháng sinh như Avermectin, Abamectin, Emamectin, Methylamine Avermectin, Spinosad và Spinetoram được sản xuất chủ yếu từ xạ khuẩn Streptomycin avermitilis và Saccharopolyspora spinosa, có khả năng diệt trừ côn trùng thông qua tiếp xúc và vị độc, có thể nội hấp.
Tại Việt Nam hiện nay, sản xuất phổ biến hơn là nhóm thuốc Abamectin và Emamectin từ Streptomycin avermitilis, phòng trừ được nhiều loài sâu miệng nhai, miệng chích hút thuộc các bộ cánh vảy, hai cánh, cánh đều (như sâu vẽ bùa, đục thân, quả,…) và nhện.
Nhóm thuốc trừ sâu từ tuyến trùng
Thuốc trừ sâu sinh học từ tuyến trùng gây bệnh cho côn trùng được đánh giá là thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất hiện nay. Tuyến trùng phân tán và tấn công côn trùng ngay khi vào đất bằng cách xâm nhập trực tiếp vào cơ thể côn trùng hoặc qua đường thức ăn, lỗ thở và hậu môn côn trùng. Ở trong ruột côn trùng, chúng chui qua vách ruột, đi vào hệ tuần hoàn, tại đây, truyến trùng sinh trưởng và phát triển khá nhanh, gây chết cho côn trùng trong 1-2 ngày.
Tuyến trùng Entomopathogenic nematodes – EPN (nhóm tuyến trùng ký sinh và gây bệnh cho côn trùng) có khả năng diệt sâu nhanh; phổ diệt sâu rộng; không gây kháng thuốc ở sâu; an toàn cho người, động vật.
Tên một số loại thuốc trừ sâu sinh học an toàn được nhiều người lựa chọn
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
- Trước khi quyết định sử dụng thuốc trừ sâu sinh học cho cây trồng cần cân nhắc những ưu nhược điểm của chúng. Đồng thời khi sử dũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây đế thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
- Không làm dụng thuốc chỉ sử dụng khi đến ngưỡng tức số lượng sâu xuất hiện nhiều và đọc kỹ hưỡng dẫn trước khi sử dụng.
- Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu sinh hoạc khi sâu còn non, hạn chế được tình trạng khán thuốc.
- Phun thuốc khi trời tạnh ráo, râm mát, không nên phun khi trời có gió lớn hay trời sắp mưa.
- Khi phun nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao đồng như: găng tay, khẩu trang…. Không tự ký kết hợp thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Có nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học để bà con có thể lựa chọn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của cây mà áp dụng loại thuốc hiệu quả. Nếu muốn tiết kiệm thời gian nhưng vẫn dùng thuốc trừ sâu sinh học cho cây trồng thì nên liên hệ các nhân viên bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp để nhận được sự tư vấn bạn nhé!