Ý nghĩa phong thuỷ của lan hồ điệp tượng trưng cho sinh khí, sự gắn kết, thể hiện điềm báo trong cuộc sống. Vị trí đặt cây tốt nhất là trong phòng khách, phòng làm việc và phòng ngủ sẽ thu hút năng lượng tích cực, mang lại may mắn, tài lộc và sự hòa thuận cho gia đình.
Cách trồng cây lan hồ điệp đúng kỹ thuật cần chọn giống cây khỏe mạnh, chuẩn bị giá thể và chậu trồng phù hợp, đồng thời thực hiện kỹ thuật trồng cây chuẩn. Để cây phát triển tốt, ra hoa nhanh, cần chú ý đến kỹ thuật chăm sóc đúng như tưới nước, bón phân chuẩn, nhiệt độ phù hợp (18 – 30°C), làm thông thoáng không khí và phòng ngừa sâu bệnh.

Tìm hiểu ý nghĩa phong thuỷ lan hồ điệp
Ý nghĩa phong thủy lan hồ điệp tượng trưng cho sinh khí, sự gắn kết và điềm báo trong cuộc sống. Ngoài ra, loài cây này còn mang ý nghĩa phong thuỷ theo màu sắc và ý nghĩa theo số cành. Chính vì vậy, ngoài vẻ đẹp sang trọng, quý phái, cây lan hồ điệp với ý nghĩa phong thủy sâu sắc được nhiều người ưa chuộng để trưng bày trong nhà, văn phòng hay làm quà tặng vào các dịp đặc biệt.
Ý nghĩa phong thủy cây lan hồ điệp được thể hiện cụ thể:
Sinh khí: Lan hồ điệp có lá mềm mại, tròn trịa, thân mịn màng giúp thu hút năng lượng tích cực, mang đến sinh khí tốt cho không gian sống hoặc làm việc. Loại cây này thuộc hành Mộc, sở hữu năng lượng mộc khí dồi dào, giúp xua tan những khí xấu, tạo ra một không gian tràn đầy sinh khí. Việc đặt một chậu lan hồ điệp trong nhà hoặc văn phòng sẽ kích hoạt năng lượng tốt, giúp tinh thần con người sảng khoái, minh mẫn hơn.
Sự gắn kết: Lan hồ điệp là biểu tượng mạnh mẽ của tình yêu và sự hòa thuận, êm ấm trong không khí gia đình. Những cành hoa lan mọc vươn cao, đối xứng và hài hòa trên cùng một thân cây cho thấy sự đồng điệu, gắn bó keo sơn giữa các thành viên trong gia đình. Đặt cây lan hồ điệp trong nhà sẽ giúp các thành viên thấu hiểu, yêu thương nhau hơn, tạo nên một không gian sống yên bình và hạnh phúc.
Điềm báo trong cuộc sống: Sự phát triển của cây lan hồ điệp được cho là có khả năng phản ánh trạng thái cuộc sống của gia chủ. Cây khỏe mạnh, xanh tốt, nở hoa rực rỡ là dấu hiệu tốt lành cho thấy mọi việc hanh thông. Ngược lại, cây đột nhiên héo úa, tàn lụi, không thể ra hoa đúng chu kỳ là tín hiệu của những thử thách, khó khăn.
Ý nghĩa theo màu sắc: Ý nghĩa phong thủy của cây lan hồ điệp còn phụ thuộc rất nhiều vào màu sắc. Ví dụ, lan hồ điệp màu trắng tượng trưng cho vẻ đẹp thanh lịch, trong sáng và khiêm tốn; lan vàng đại diện cho sự giàu có, thịnh vượng, sung túc; lan cam thể hiện sự nhiệt huyết, đam mê, thường để gửi gắm lời chúc tốt lành,… Do đó, khi chọn lan hồ điệp cần cân nhắc đến ý nghĩa để chọn màu sắc phù hợp.
Ý nghĩa theo số cành: Số lượng cành lan hồ điệp trong chậu cũng mang ý nghĩa phong thủy khác nhau. Ví dụ, 1 cành lan hồ điệp tượng trưng cho khởi đầu mới; 3 cành có ý nghĩa tài lộc; 5 cành biểu tượng của sự sum vầy, hạnh phúc; 8 cánh thể hiện sự phát tài, phát triển bền vững;… Để chọn được chậu lan với số cành phù hợp nhất, nên lưu ý mục đích tặng quà, không gian trưng bày, đặc biệt là ý nghĩa mong muốn gửi gắm.

Vị trí đặt cây lan hồ điệp ở đâu tốt nhất?
Vị trí đặt cây lan hồ điệp tốt nhất là ở phòng khách, phòng làm việc và phòng ngủ. Việc chọn vị trí đặt cây hợp lý sẽ giúp lan hồ điệp phát huy tối đa ý nghĩa phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc và hạnh phúc cho gia chủ.
Dưới đây là những vị trí đặt cây lan hồ điệp tốt nhất:
Phòng khách
Phòng khách được xem là “trái tim” của ngôi nhà, nơi đón nhận nhiều luồng khí nhất. Đặt lan hồ điệp ở đây giúp cân bằng năng lượng, mang lại may mắn và sự sang trọng cho không gian. Đặc biệt, đặt cây ở hai bên cửa chính phòng khách càng tăng khả năng thu hút vượng khí và tài lộc.

Phòng làm việc
Đặt lan hồ điệp trong phòng làm việc mang lại nhiều giá trị tích cực về mặt tinh thần và phong thủy, tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và hài hòa hơn. Giống như nhiều loại cây khác, lan hồ điệp cũng góp phần hấp thụ CO2 và thải ra O2 làm cho không khí trong lành hơn, tạo cảm giác tươi mát, dễ chịu cho người làm việc.
Thêm vào đó, đặt lan hồ điệp ở phòng làm việc ở những vị trí được xem là “tài vị” như góc Đông Nam của căn phòng có thể giúp kích hoạt năng lượng tốt, thu hút vượng khí, mang lại may mắn và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Phòng ngủ
Lan hồ điệp là lựa chọn tuyệt vời cho phòng ngủ nhờ vẻ đẹp thanh tao và khả năng giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng. Những bông hoa lan hồ điệp rực rỡ, cánh hoa mềm mại sẽ làm bừng sáng không gian phòng ngủ, tạo cảm giác thư thái và sang trọng. Màu xanh của lá cây có tác dụng xoa dịu tinh thần, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.

Cách trồng cây lan hồ điệp như nào đúng kỹ thuật?
Cách trồng cây lan hồ điệp đúng kỹ thuật cần chọn giống cây khỏe mạnh, chuẩn bị giá thể và chậu trồng phù hợp, đồng thời thực hiện kỹ thuật trồng cây chuẩn. Cách trồng đúng kỹ thuật không chỉ giúp cây phát triển khỏe mạnh mà còn giúp nâng cao vẻ đẹp và giá trị kinh tế của chúng.
Chi tiết cách trồng cây lan hồ điệp đúng kỹ thuật như sau:
Chọn giống cây khỏe mạnh
Để chọn giống cây khỏe mạnh, người trồng cần mua cây giống tại các vườn lan uy tín, nhà vườn chuyên nghiệp. Khi chọn giống và cây giống nên chọn cây con có ít nhất 2-3 cặp lá. Lá xanh tươi, bóng mượt, không có vết cháy nắng, đốm đen, đốm vàng, hoặc dấu hiệu của côn trùng cắn phá. Chọn cây có rễ màu xanh lục hoặc xám bạc, mập mạp, căng tròn, đầu rễ màu xanh non hoặc hồng tía. Chọn gốc và thân vững chắc, không bị thối nhũn, nấm mốc hoặc vết thương hở.
Chuẩn bị giá thể và chậu trồng phù hợp
Chuẩn bị giá thể và chậu trồng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp môi trường sống lý tưởng cho bộ rễ lan hồ điệp.
Cách chuẩn bị giá thể để trồng cây lan hồ điệp như sau:
- Chọn giá thể: Điều kiện tiên quyết chọn giá thể trồng lan hồ điệp là phải sạch sẽ, thoát nước tốt và thông thoáng. Vỏ thông là loại giá thể trồng lan hồ điệp phổ biến nhất và bởi độ bền cao, giữ ẩm tốt mà vẫn đảm bảo độ thông thoáng. Ngoài ra, một số loại giá thể khác có thể sử dụng được là dớn (đặc biệt là dớn Chile sphagnum moss), than củi, xơ dừa, vỏ lạc, gạch vụn.
- Xử lý giá thể trước khi trồng: Cần ngâm giá thể, đặc biệt là vỏ thông, xơ dừa, than củi trong nước sạch ít nhất 24 – 48 giờ để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các chất có hại còn sót lại. Sau đó, rửa lại giá thể nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi nước trong. Với một số loại giá thể như vỏ thông có thể phơi khô trước khi sử dụng để đảm bảo sạch mầm bệnh.
Hướng dẫn chuẩn bị chậu để trồng cây lan hồ điệp:
- Chất liệu chậu: Chậu nhựa trong suốt là lựa chọn lý tưởng cho lan hồ điệp. Bởi bộ rễ của loại cây này có khả năng quang hợp, chậu nhựa trong suốt giúp người trồng dễ dàng quan sát tình trạng rễ để điều chỉnh việc tưới nước kịp thời.
- Kích thước chậu: Chậu trồng lan hồ điệp lý tưởng nên có đường kính lớn hơn bộ rễ khoảng 2-3 cm. Chậu quá lớn thì giá thể sẽ lâu khô, dễ gây úng thối rễ; chậu quá nhỏ lại làm rễ bị chật chội, khó phát triển.

Kỹ thuật trồng cây chuẩn
Kỹ thuật trồng cây chuẩn cần thực hiện tỉ mỉ từ việc xử lý cây lan hồ điệp trước khi trồng đến khi đặt cây vào chậu. Việc đặt cây vào chậu đúng cách sẽ giúp cây ổn định và phát triển thuận lợi.
Hướng dẫn xử lý cây lan hồ điệp trước khi trồng:
- Tháo bỏ giá thể cũ: Trường hợp cây mua về đã có giá thể, hãy cẩn thận gỡ bỏ toàn bộ giá thể cũ ra khỏi rễ, tránh làm đứt rễ.
- Kiểm tra và cắt tỉa rễ: Nếu rễ khỏe, giữ lại toàn bộ những rễ có màu xanh tươi, mập mạp, căng tròn. Nếu rễ hư, dùng kéo hoặc dao sắc bén cắt bỏ những rễ bị thối nhũn, khô héo, rễ bị dập nát rễ có dấu hiệu nấm bệnh. Sau khi cắt tỉa, dùng vôi bột, keo liền sẹo chuyên dụng cho cây hoặc thuốc chống nấm dạng bột bôi trực tiếp vào vết cắt để sát khuẩn và ngăn ngừa nấm bệnh xâm nhập. Để vết cắt khô khoảng 30 phút đến 1 giờ trước khi trồng.
Các bước đặt cây vào chậu thực hiện như sau:
- Lót đáy chậu: Cho một lớp mỏng giá thể lớn xuống đáy chậu. Lớp này giúp tạo không gian thoát nước tốt và tăng cường độ thông thoáng cho rễ bên dưới.
- Đặt cây vào chậu: Dùng một tay giữ cây, đặt phần gốc (cổ lá) của cây vào giữa chậu. Cẩn thận dàn đều bộ rễ xung quanh gốc, không để rễ bị gập hay bó cục. Đảm bảo phần cổ lá nằm ngang hoặc hơi nhô lên so với miệng chậu từ 1-2 cm.
- Lấp giá thể: Từ từ đổ giá thể đã chuẩn bị vào chậu, lấp đầy các khoảng trống xung quanh bộ rễ. Vừa đổ vừa lắc nhẹ chậu hoặc dùng ngón tay ấn nhẹ giá thể để chúng lèn chặt vào các kẽ rễ. Điều này giúp giá thể bám chắc vào rễ nhưng vẫn có đủ khe hở để không khí lưu thông.
- Cố định cây (nếu cần): Sau khi lấp giá thể, nếu cây còn lung lay, hãy dùng một que tre nhỏ chống vào giá thể sát cạnh gốc cây. Lấy dây buộc mềm nhẹ nhàng cố định thân cây vào que tre. Cách làm này giữ cây không bị dịch chuyển trong vài tuần đầu tiên cho đến khi rễ mới bám chắc vào giá thể.

Kỹ thuật chăm sóc cây lan hồ điệp phát triển tốt
Kỹ thuật chăm sóc cây lan hồ điệp phát triển tốt, ra hoa đẹp cần lưu ý các yếu tố về điều kiện ánh sáng, tưới nước đúng cách, nhiệt độ phù hợp, bón phân hợp lý, thông gió tốt và phòng trừ sâu bệnh, chú ý cắt tỉa.
Tham khảo ngay kỹ thuật chăm sóc cây lan hồ điệp phát triển tốt dưới đây:
Điều kiện ánh sáng
Điều kiện ánh sáng tốt nhất cho lan hồ điệp là ánh sáng gián tiếp hoặc ánh sáng lọc qua rèm cửa, dưới bóng cây lớn. Cây không chịu được ánh nắng trực tiếp gay gắt. Do đó, nên đặt cây ở nơi có Hướng cửa sổ phía Đông được đánh giá là lý tưởng nhất vì cây sẽ nhận được ánh sáng dịu nhẹ vào buổi sáng.
Nếu trồng cây trong nhà, không có đủ ánh sáng tự nhiên, hãy đặt đèn LED hoặc đèn huỳnh quang cách ngọn cây khoảng 15 – 30cm, khoảng 12-16 tiếng mỗi ngày.

Tưới nước đúng cách
Người trồng cần tưới nước đúng cách cho cây lan hồ điệp, đều đặn 1 lần/ngày hoặc 1-2 lần/tuần tuỳ điều kiện thời tiết và độ ẩm. Bởi rễ cây rất nhạy cảm với việc thừa hoặc thiếu nước. Sử dụng bình phun xịt nước đều lên rễ và giá thể, tránh để nước đọng trong kẽ lá hoặc đỉnh ngọn, dễ gây thối. Hoặc người trồng có thể ngâm cả chậu cây vào thau nước khoảng 10–15 phút rồi nhấc ra, để ráo hoàn toàn và đặt lại vị trí cũ.
Nhiệt độ phù hợp
Nhiệt độ phù hợp để kích thích lan hồ điệp ra hoa là 18 – 30°C. Để kích thích cây ra hoa, cần có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 5 – 7°C. Tránh đặt cây ở nơi có gió lùa lạnh, gần cửa sổ mở vào mùa đông hoặc gần các nguồn nhiệt như lò sưởi, điều hòa không khí.
Bón phân hợp lý
Bón phân hợp lý bằng cách chọn loại phân, liều lượng đúng và tần suất đúng sẽ giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây lan hồ điệp. Cụ thể:
- Loại phân: Sử dụng phân bón chuyên dụng cho lan kết hợp với phân bón NPK. Trong giai đoạn sinh trưởng, chọn phân bón có hàm lượng đạm cao như 30-10-10 hoặc 20-10-10. Khi chuẩn bị ra hoa, chuyển sang phân bón có hàm lượng lân và kali cao hơn như 10-30-20 hoặc 6-30-30.
- Liều lượng: Pha loãng phân bón bằng 1/2 hoặc 1/4 so với liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
- Tần suất: Bón phân 1-2 lần/tuần trong mùa sinh trưởng.
Thông gió tốt
Cần đặt lan hồ điệp ở nơi thông gió tốt bởi rễ lan hồ điệp là rễ khí sinh, cần oxy để hô hấp nên việc lưu thông không khí tốt vô cùng cần thiết để ngăn ngừa các bệnh do nấm và vi khuẩn phát triển, đặc biệt là khi độ ẩm cao.
Những nơi thông gió tốt nên đặt lan như ở ban công, cửa sổ, hiên nhà có mái che, nơi có gió nhẹ tự nhiên. Nếu trồng trong nhà hoặc nhà kính, dùng quạt gió nhỏ để tạo luồng không khí lưu thông nhẹ, không thổi trực tiếp vào cây. Treo lan cao khỏi mặt đất, cách nhau ít nhất 20 – 30cm để không khí lưu thông tốt giữa các chậu.
Phòng trừ sâu bệnh, chú ý cắt tỉa
Phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng cách giữ môi trường trồng cây sạch sẽ, loại bỏ lá vàng, hoa tàn và giá thể cũ. Lan hồ điệp dễ bị tấn công bởi một số loại sâu bệnh như rệp sáp, nhện đỏ,… hoặc bị thối nhũn do vi khuẩn, đốm lá do nấm. Vì vậy, người trồng nên kiểm tra cây ít nhất 1 lần/tuần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Khi phát hiện cây bị bệnh, hãy tách riêng khỏi các cây khác để tránh lây lan.
Ngoài ra, nên chú ý cắt tỉa sau khi hoa lan hồ điệp đã tàn hết và thân hoa bắt đầu đổi màu hoặc héo. Việc này giúp cây tập trung năng lượng nuôi dưỡng các mầm mới và búp hoa tiếp theo.

Cây lan hồ điệp giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Cây lan hồ điệp giá tương đối rẻ, từ 25.000 đồng/cây giống nếu mua lẻ hoặc 18.000 – 20.000 VNĐ/cây giống nếu mua số lượng từ 50-100 cây trở lên. Giá theo cành đã được decor dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/cành. Giá theo chậu/bình khoảng 1.000.000 – 5.000.000 đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng. Giá của cây lan hồ điệp rất đa dạng tùy thuộc vào loại lan, số lượng cành, kích thước, màu sắc,…
Để mua lan hồ điệp đẹp, khỏe mạnh , Cây Cảnh Hà Nội là địa chỉ uy tín, được đánh giá cao về sự đa dạng các loại cây cũng như chất lượng dịch vụ tốt. Đơn vị chú trọng đến chất lượng cây, đảm bảo cây khỏe mạnh trước khi đến tay khách hàng. Cùng với đó là các dịch vụ như tư vấn chăm sóc cây miễn phí, hỗ trợ giao hàng toàn quốc và cam kết bảo hành cây 1 tháng.
Một số mẫu lan hồ điệp tại Cây Cảnh Hà Nội:





Cây lan hồ điệp mang ý nghĩa phong thủy về sinh khí, sự gắn kết, thể hiện điềm báo trong cuộc sống. Chọn được vị trí đặt cây phù hợp, chú ý đến kỹ thuật trồng, chăm sóc loại cây này vừa giúp cây ra phát triển tốt, ra hoa nhanh vừa giúp tối ưu năng lượng và tài lộc cho gia chủ. Nếu bạn đang muốn mua lan hồ điệp, liên hệ ngay Cây Cảnh Hà Nội để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Chưa có đánh giá nào.